Cảnh sát giao thông rút chìa xe vi phạm đúng hay sai

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Cảnh sát giao thông rút chìa xe vi phạm đúng hay sai?

Xin thưa luật sư, tôi có vấn đề muốn được trao đổi thêm cùng luật sư, tôi có bị ra tín hiệu dừng xe khi đang tham gia giao thông, tuân thủ tôi đã dừng lại và dắt xe vào lòng đường, tuy nhiên chưa giải thích rõ lỗi vi phạm cho tôi, đồng chí cảnh sát giao thông này đã rút chìa khóa xe của tôi và bỏ đi về phía chốt đồn, buộc tôi phải vào đây làm việc, tôi muốn hỏi như vậy là đúng hay sai, nếu lần sau gặp phải trường hợp tương tự thì tôi nên làm gì?


Luật sư Tư vấn Luật Xử lý vi phạm hành chính – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 27 tháng 04 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề giữ xe vi phạm giao thông

Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

3./ Luật sư tư vấn

Tạm giữ phương tiện giao thông vi phạm là việc người có thẩm quyền xử phạt vi phạm tạm thu giữ phương giao thông của người điều khiển phương tiện giao thông có hành vi vi phạm để nhằm ngăn chặn việc tiếp tục hành vi vi phạm hoặc đảm bảo việc tiến hành xử lý vi phạm đối với người vi phạm. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm được tạm giữ phương tiện giao thông của người vi phạm trong các trường hợp sau:

Căn cứ Điều 76, 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, các trường hợp người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ bao gồm:

  •  Trường hợp người điều khiển phương tiện không chấp hành quyết định xử phạt thay cho chủ phương tiện, người có thẩm quyền xử phạt tiến hành tạm giữ phương tiện để bảo đảm cho việc xử phạt đối với chủ phương tiện;
  •  Trường hợp để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm đối với xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:

+ Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;

+ Người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá từ 50 miligam /100 mililít máu hoặc vượt quá từ 0,25 miligam /1 lít khí thở;

+Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

+ Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị; Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh; Điều khiển xe thành nhóm từ 02 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định; hoặc với các hành vi vi phạm này mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.

+ Người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.

  • Trường hợp để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi vi phạm đối với quy định định Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

Như vậy, Pháp luật không ghi nhận về việc cảnh sát giao thông có quyền rút chìa khóa xe đối với xe máy vi phạm quy định giao thông. Tuy nhiên, đối với những trường hợp vi phạm nêu trên và để đảm bảo cho việc tiến hành xử lý vi phạm hành chính đối với người vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt hay cảnh sát giao thông có quyền tạm giữ phương tiện vi phạm, việc tạm giữ phương tiện vi phạm bao gồm cả việc giữ chìa khóa xe trên cơ sở yêu cầu người điều khiển giao phương tiện hoặc cưỡng chế tạm giữ khi người điều khiện phương tiện không hợp tác.

Trường hợp cảnh sát giao thông tự ý tạm giữ phương tiện trái pháp luật, người bị tạm giữ phương tiện có quyền khiếu nại, tố cáo hành vi này tới thủ trưởng cơ quan nơi người có công vụ làm việc để được bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Với những tư vấn về câu hỏi Cảnh sát giao thông rút chìa xe vi phạm đúng hay sai, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com