Buộc du khách phải mua đắt hơn những người khác phạm tội gì

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Buộc du khách phải mua đắt hơn những người khác phạm tội gì?

Cần được tư vấn về việc các cá nhân đơn vị tại các khu du lịch, văn hóa của địa phương khi tiếp xúc với du khách đặc biệt là các du khách nước ngoài thì thường xuyên có các hành vi tăng giá, nói khống giá, chài ép bắt du khách mua hàng, những hành vi đó bị xử phạt bao nhiêu, nếu tái phạm thì mức phạt như thế nào, có cách nào để ngăn chặn tuyệt đối không?


Buộc du khách phải mua đắt hơn những người khác phạm tội gì
Buộc du khách phải mua đắt hơn những người khác phạm tội gì

Luật sư Tư vấn Buộc du khách phải mua đắt hơn những người khác phạm tội gì – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 01 tháng 02 năm 2018

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

  • Luật Du lịch 2017
  • Nghị định 158/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo

3./Luật sư trả lời

      Căn cứ Điều 9 Luật Du lịch 2017 quy định về các hành vi cấm trong hoạt động du lịch như sau:

Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch

1. Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

2. Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam trái pháp luật.

3. Xâm hại tài nguyên du lịch, môi trường du lịch.

4. Phân biệt đối xử với khách du lịch, thu lợi bất hợp pháp từ khách du lịch; tranh giành khách du lịch, nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ.

5. Kinh doanh du lịch khi không đủ điều kiện kinh doanh, không có giấy phép kinh doanh hoặc không duy trì điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

6. Sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành khác hoặc cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh.

7. Hành nghề hướng dẫn du lịch khi không đủ điều kiện hành nghề.

8. Quảng cáo không đúng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; quảng cáo về loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

9. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật khác có liên quan.”

Căn cứ theo quy định nêu trên, việc buộc khách du lịch mua hàng hóa đắt hơn người khác được xếp vào hành vi “Phân biệt đối xử với khách du lịch, thu lợi bất hợp pháp từ khách du lịch; tranh giành khách du lịch, nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ” là hành vi bị cấm theo quy định pháp luật du lịch nêu trên. Hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật, cụ thể:

Căn cứ Khoản 1 Điều 48 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Điều 48. Vi phạm khác về hoạt động kinh doanh du lịch

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Chèo kéo, ép buộc khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ;

b) Không thực hiện đúng chế độ báo cáo vận chuyển khách du lịch, bảo vệ môi trường du lịch cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định…”

Theo đó, với hành vi ép buộc khách du lịch mua hàng hóa đắt hơn người khác nêu trên thì người thực hiện hành vi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1 triệu đến 3 triệu đồng theo quy định pháp luật nêu trên.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com