Nhà đang thế chấp thì có cho vào di chúc được không

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Nhà đang thế chấp thì có cho vào di chúc được không?

Nhà tôi đang thế chấp để vay vốn ngân hàng kinh doanh, khoản vay là 1 tỷ 600 triệu, vay đã được 3 năm rồi, nhà tôi vẫn đóng lãi bình thường hàng tháng, nhưng nay sức khỏe mẹ tôi yếu nên có khả năng không qua khỏi, mẹ tôi muốn lập di chúc và đưa căn nhà này vào di chúc thì liệu có được không? Liệu có cần phải xin phép ngân hàng hay gì không, sổ đỏ bìa chính họ giữ rồi, xin cảm ơn.


Nhà đang thế chấp thì có cho vào di chúc được không?
Nhà đang thế chấp thì có cho vào di chúc được không?

Luật sư Tư vấn Nhà đang thế chấp thì có cho vào di chúc được không – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 04 tháng 01 năm 2018

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Bộ luật dân sự năm 2015

3./Luật sư trả lời

Căn cứ Điều 320, 321 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp, theo đó, Bên thế chấp không được bán,  thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp. Tuy nhiên, bên thế chấp có thể thực hiện các giao dịch nêu trên khi thuộc trường hợp theo quy định của pháp luật.

Do đó, pháp luật không cấm bên thế chấp lập di chúc chỉ định người hưởng di sản đối với tài sản thế chấp, việc bên thế chấp lập di chúc không làm ảnh hưởng đến quyền của bên nhận thế chấp, bởi vì:

Nếu di sản đang là tài sản thế chấp vào thời điểm mở thừa kế, theo quy định tại Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thì “Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác’’. Theo đó, người nhận thừa kế phải kế thừa nghĩa vụ của người để lại di sản, hoàn thành nghĩa vụ thế chấp.

Nếu tài sản thế chấp đã bị xử lý, căn cứ Khoản 3 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: ‘‘ Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực’’.

Nếu bên thế chấp đã hoàn thành nghĩa vụ thế chấp trước thời điểm mở thừa kế, bên thế chấp được nhận lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản trên đất, khôi phục đầy đủ các quyền đối với tài sản của mình.

Như vậy, căn cứ theo quy định pháp luật nêu trên, bạn vẫn có thể được lập di chúc thừa kế với ngôi nhà đang thế chấp đó.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com