Người dân tộc đánh bạc có bị xử lý không

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Người dân tộc đánh bạc có bị xử lý không?

Tôi đang xử lý vài trường hợp mong muốn có ý kiến tham khảo từ phía các luật sư, chỗ tôi người dân tộc họ tổ chức lễ hội khá thường xuyên, trong đó các hình thức cờ bạc là chuyện khó tránh, việc phổ biến pháp luật tới họ còn nhiều hạn chế và không hiệu quả nên tình trạng này cứ thế một nhiều lên, tôi muốn hỏi là pháp luật là vậy nhưng người dân tộc phạm tội nhẹ như thế này thì có biện pháp xử lý đặc biệt gì không?


Người dân tộc đánh bạc có bị xử lý không
Người dân tộc đánh bạc có bị xử lý không

Luật sư Tư vấn Người dân tộc đánh bạc có bị xử lý không – Gọi 1900.0191

1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 29 tháng 12 năm 2017

2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

  • Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009
  • Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình

3./ Luật sư trả lời

Đánh bạc là hành vi trái phép theo quy định của pháp luật Việt Nam, người có hành vi đánh bạc có thể bị xử lý hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ của hành vi người đó thực hiện, cụ thể:

Căn cứ Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đánh bạc như sau:

Điều 26. Hành vi đánh bạc trái phép

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:

a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;

b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;

c) Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác;

d) Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;

b) Che giấu việc đánh bạc trái phép.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:

a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;

b) Dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc;

c) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;

d) Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây:

a) Làm chủ lô, đề;

b) Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;

c) Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;

d) Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có đối với hành vi quy định tại Khoản 1; Khoản 2; Điểm a Khoản 3; Điểm b, c, d Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.

7. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Bên cạnh đó, Căn cứ Điều 248 Bộ Luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định về Tội đánh bạc như sau:

“Điều 248. Tội đánh bạc

1.Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng”

Theo đó, căn cứ vào quy định nêu trên, pháp luật không có quy định phân biệt về việc người phạm tội là người dân tộc Kinh hay người phạm tội là người dân tộc thiểu số. Người thực hiện hành vi đánh bạc có thể bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các quy định nêu trên. Khi hành vi của một người cấu thành tội phạm, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định. Tuy nhiên, trong trường hợp người phạm tội là dân tộc thiểu số có hiểu biết pháp luật lạc hậu thì khi ra quyết định hình phạt, Tòa án có thể căn cứ vào đó làm tình tiết giảm nhẹ hình phạt theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Hình sự hiện hành. Do vậy, khi người dân tộc đánh bạc thì người đó vẫn sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com