Họp Hội đồng xử lý kỷ luật cần bắt buộc có những ai

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Họp Hội đồng xử lý kỷ luật cần bắt buộc có những ai?

Công ty tôi muốn họp hội đồng kỷ luật để sa thải trưởng phòng chuyên môn vì có dấu hiệu biển thủ tiền công ty và có nhiều hành vi gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty, chúng tôi muốn làm theo pháp luật quy định để tránh những phức tạp sau này, mong được các luật sư trợ giúp, xin cảm ơn.

Công ty Gia Long Khánh


Họp Hội đồng xử lý kỷ luật cần bắt buộc có những ai
Họp Hội đồng xử lý kỷ luật cần bắt buộc có những ai

Luật sư Tư vấn Họp Hội đồng xử lý kỷ luật cần bắt buộc có những ai – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 15 tháng 12 năm 2017

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Bộ luật Lao Động 2012

Nghị định 05/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động

3./Luật sư trả lời

Căn cứ Điều 123 Bộ luật Lao động 2012 quy định về nguyên tắc xử lý kỉ luật như sau:

1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;

d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.

Bên cạnh đó, Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định về trình tự xử lý kỉ luật lao động như sau :

“1. Người sử dụng lao động gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động dưới 18 tuổi ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp.

2.Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự được thông báo theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp người sử dụng lao động đã 03 lần thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp người lao động đang trong thời gian không được xử lý kỷ luật quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Bộ luật Lao động.”

Như vậy căn cứ vào các quy định pháp luật nêu trên, thành phần tham gia bắt buộc trong Hội đồng xử lý kỷ luật bao gồm:

– Người sử dụng lao động với vai trò là Chủ tịch Hội đồng xử lý kỉ luật lao động;

-Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở: Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở;

 -Người lao động ;trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật.

Người sử dụng lao động sẽ phải gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho những thành phần được nêu trên trong thời hạn 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp. Trường hợp người sử dụng lao động đã 03 lần thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp người lao động đang trong thời gian không được xử lý kỷ luật quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Bộ luật Lao động.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com