Hai chi nhánh có khai thuế phụ thuộc nhau được không

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Hai chi nhánh có khai thuế phụ thuộc nhau được không?

Công ty tôi là chi nhánh của một công ty lớn hơn trong Đà Nẵng hoạt động về lĩnh vực du lịch, giờ chúng tôi muốn mở thêm 1 chi nhánh nữa để mở rộng phạm vi kinh doanh, nhưng chi nhánh này chỉ tổ chức các hoạt động theo sự phân công của công ty thôi không có bộ phận văn phòng nên chúng tôi định sẽ để chi nhánh này kê khai thuế phụ thuộc vào công ty tôi có được không?


Hai chi nhánh có khai thuế phụ thuộc nhau được không?
Hai chi nhánh có khai thuế phụ thuộc nhau được không?

Luật sư Tư vấn Hai chi nhánh có khai thuế phụ thuộc nhau được không – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 15 tháng 12 năm 2017

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

  • Thông tư 156/2013/TT-BTC Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ
  • Thông tư 119/2014/TT-BTC thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011,­­ Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 và Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế
  • Thông tư 39/2014/TT-BTC Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

3./Luật sư trả lời

Việc bạn muốn chi nhánh B hạch toán phụ thuộc chi nhánh A là hoàn toàn có thể được được.

a/ Kê khai thuế môn bài

Theo quy định tại Thông tư số 156/2013/TT-BTC hướng dẫn quản lý thuế quy định về khai thuế môn bài như sau:

Điều 17. Khai thuế môn bài

1. Người nộp thuế môn bài nộp Tờ khai thuế môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc (chi nhánh, cửa hàng…) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì người nộp thuế thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của các đơn vị trực thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của người nộp thuế.

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.

Người nộp thuế kinh doanh không có địa điểm cố định như kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động, hộ xây dựng, vận tải, nghề tự do khác… nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho Chi cục Thuế quản lý địa phương nơi có hoạt động kinh doanh hoặc nơi cư trú.

2. Khai thuế môn bài là loại khai thuế để nộp cho hàng năm được thực hiện như sau:

– Khai thuế môn bài một lần khi người nộp thuế mới ra hoạt động kinh doanh chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trường hợp người nộp thuế mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai thuế môn bài trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Đối với người nộp thuế đang hoạt động kinh doanh đã khai, nộp thuế môn bài thì không phải nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho các năm tiếp theo nếu không thay đổi các yếu tố làm thay đổi về mức thuế môn bài phải nộp.

– Trường hợp người nộp thuế có sự thay đổi các yếu tố liên quan đến căn cứ tính thuế làm thay đổi số thuế môn bài phải nộp của năm tiếp theo thì phải nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho năm tiếp theo, thời hạn khai thuế chậm nhất là ngày 31/12 của năm có sự thay đổi.

3. Hồ sơ khai thuế môn bài là Tờ khai thuế môn bài theo mẫu 01/MBAI ban hành kèm theo Thông tư này.”

Như vậy, nếu chi nhánh cùng tỉnh thì thực hiện việc nộp tờ khai thuế môn bài tại trụ sở chính. Còn trong trường hợp khác tỉnh thì nộp tại chi nhánh.

b/ Xuất hóa đơn cho chi nhánh

Căn cứ quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định: Đối với chi nhánh hạch toán độc lập thì xuất hóa đơn bán hàng bình thường. Đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc

+ Nếu chi nhánh hạch toán phụ thuộc là chi nhánh ở khác tỉnh thì doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn, chứng từ sau:

-Lập hóa đơn GTGT;

– Lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ. Nhưng khi bán hàng chi nhánh này phải lập hóa đơn và bảng kê hàng hóa bán ra gửi về trụ sở chính. Để trụ sở chính lập hóa đơn GTGT cho hàng hóa thực tế tiêu thụ;

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc thực hiện kê khai nộp thuế GTGT đối với số hàng xuất bán và được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào những hóa đơn GTGT mà trụ sở chính giao hàng xuất cho.

c/ Kê khai thuế GTGT

Căn cứ Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC, đối với chi nhánh hạch toán độc lập thì kê khai tại chi nhánh. Đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc thì trong trường hợp chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng tỉnh với trụ sở chính thì kê khai tại trụ sở chín. Còn trong trường hợp khác tỉnh với trụ sở chính thì kê khai thuế GTGT tại chi nhánh. Nếu chi nhánh này không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì kê khai thuế tại trụ sở chính. Đối với những doanh nghiệp sản xuất: Nếu cơ sở sản xuất khác tỉnh với trụ sở chính, nếu không bán hàng, không phát sinh doanh thu thì phải đăng kí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ tại địa phương đó, khi điều chuyển bán thành phẩm hoặc thành phẩm, kể cả xuất cho trụ sở chính phải lập hóa đơn GTGT làm căn cứ kê khai, nộp thuế tại đó. Nếu cơ sở sản xuất không thực hiện hạch toán kế toán thì kê khai thuế tại trụ sở chính và nộp thuế cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất.

Doanh nghiệp phải lập và gửi bảng phân bổ thuế GTGT cho địa phương nơi đóng trụ sở chính và cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán cùng với hồ sơ sơ khai thuế tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp, đồng thời gửi 1 bản bảng phân bổ tới cơ quan thuế cơ sở sản xuất trực thuộc.

Căn cứ vào số thuế GTGT được phân bổ giữa trụ sở chính và các địa phương cơ sở sản xuất, doanh nghiệp lập chứng từ nộp thuế GTGT tại trụ sở chính và từng địa phương cơ sở sản xuất.

d/ Kê khai thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Căn cứ Điều 12 Thông tư 156/2013/TT-BTC, đối với chi nhánh hạch toán độc lập thì kê khai thuế TNDN tại chi nhánh đó, Còn đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc thì kê khai thuế TNDN tập trung tại trụ sở chính. Đối với doanh nghiệp sản xuất thì hạch toán phụ thuộc khác tỉnh với trụ sở chính thì hồ sơ kê khai thuế TNDN tập trung tại trụ sở chính.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com