Công ty đưa đi đào tạo nghề về thì có thể nghỉ việc không

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Công ty đưa đi đào tạo nghề về thì có thể nghỉ việc không

Em được công ty đưa đi học nghề, tuy nhiên giữa em và họ lại không ký hợp đồng đào tạo nghề, nay em đã học xong về nhưng mức lương họ trả lại quá thấp không thể đủ cho sinh hoạt gia đình hàng ngày vì vậy em có nhu cầu tìm công việc mới, như vậy thì có được không ạ, họ có thể bắt bồi thường không?


Công ty đưa đi đào tạo nghề về thì có thể nghỉ việc không
Công ty đưa đi đào tạo nghề về thì có thể nghỉ việc không

Luật sư Tư vấn Công ty đưa đi đào tạo về thì có thể nghỉ việc không – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 8 tháng 12 năm 2017

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Bộ luật Lao động 2012

3./Luật sư trả lời

Ở đây cần xem xét giữa bạn và công ty đã ký kết hợp đồng lao động hay chưa. Trường hợp chưa ký kết hợp đồng lao động, trường hợp này xác định là công ty đứa đi học nghề để làm việc cho mình. Trường hợp giữa bạn và công ty đã ký kết hợp đồng lao động, trường hợp này được xác định là công ty đưa bạn đi đào tạo nâng cao trình độ kĩ thuật.

Theo quy định tại Điều 61, 62 Bộ luật Lao động 2012 thì khi người lao động học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động thì phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề:

“Điều 61. Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí.

Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

2. Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thoả thuận.

3. Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật này.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện để người lao động tham gia đánh giá kỹ năng nghề để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.”

“Điều 62. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề

1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Nghề đào tạo;

b) Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;

c) Chi phí đào tạo;

d) Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;

đ) Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

e) Trách nhiệm của người sử dụng lao động.

3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.”

Như vậy, công ty đưa người lao động đi học nghề thì bắt buộc phải thỏa thuận về hợp đồng đào tạo nghê với những nội dung theo quy định.

Trường hợp công ty đưa người lao động đi học nghề để làm việc cho mình, sau khi hết thời hạn học nghề, hai bên phải giao kết hợp đồng lao động theo quy định.

Trường hợp công ty cử đi đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kĩ thuật, thì việc làm việc ở công ty theo thỏa thuận của các bên về các nội dung có liên quan. Tuy nhiên, trong trường đã ký hợp đồng lao động này, người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Bộ luật Lao động như sau:

“Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”

Vậy, trường hợp giữa bạn và công ty không thỏa thuận hợp đồng đào tạo nghề là công ty đã có hành vi vi phạm pháp luật. Trường hợp này nếu bạn chưa ký kết hợp đồng lao động với công ty thì bạn được quyền tìm công việc mới, nhưng có thể phải hoàn trả chi phí đào tạo do quan hệ học nghề là trái pháp luật. Trường hợp bạn đã ký kết hợp đồng, để có thể tìm việc mới thì bạn thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của mình theo quy định pháp luật và cũng có thể phải hoàn trả lại chi phí đào tạo như nêu ở trên.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com