Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đất ruộng

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đất ruộng?

Gia đình tôi có 400m2 đất ruộng được ubnd xã phân để sử dụng, giờ tôi muốn chuyển đổi cơ cấu sang cái khác nữa chứ làm ruộng không không kiếm được bao nhiêu thì cần làm thế nào, thủ tục có rắc rối không, xin chân thành cám ơn.


Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đất ruộng?
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đất ruộng?

Luật sư Tư vấn Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đất ruộng – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 18 tháng 12 năm 2017

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

– Luật đất đai năm 2013

– Nghị định số 35/2015/NĐ-CP Về quản lý, sử dụng đất trồng lúa

3./Luật sư trả lời

Việc chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm thực hiện theo quy định tại Điểm a Điểm b Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP. Cụ thể là: Không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại: Không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa; phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của cấp xã.

Đối với việc chuyển đổi từ trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa, ngoài các quy định tại Điểm a Điểm b Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP, việc chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa cần phải đảm bảo diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản không được vượt quá 20%, không được tập trung tại một khu vực trên toàn diện tích chuyển đổi, độ sâu không được vượt quá 150 cm và chiều rộng không được vượt quá 200 cm, toàn bộ phần đất đào phải được đắp lên bờ ruộng bao quanh, để khi cần có thể lấy lấp lại cải tạo thành đất trồng lúa.

Thủ tục đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trồng lúa hợp pháp (người sử dụng đất) gửi trực tiếp hoặc gián tiếp Đơn đăng kýchuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa (Đơn đăng ký chuyển đổi) cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản lý đất trồng lúa.

Việc tiếp nhận Đơn đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa thực hiện như sau: Khi nhận được Đơn đăng ký chuyển đổi, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện đúng và phù hợp theo kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của xã. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được Đơn đăng ký chuyển đổi hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã ghi “Đồng ý cho đăng ký chuyển đổi”, đóng dấu vào Đơn đăng ký gửi lại người sử dụng đất, vào sổ theo dõi việc sử dụng đất trồng lúa; trường hợp không đồng ý cho đăng ký chuyển đổi, Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả lời cho người sử dụng đất, nêu rõ lý do.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com