Chết cùng lúc không được hưởng di sản đúng hay sai

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Chết cùng lúc không được hưởng di sản đúng hay sai?

Tôi thấy một số diễn đàn pháp luật và tài liệu trên mạng có bình luận về việc chết cùng lúc không được hưởng di sản, tôi không hiểu được, cậu tôi và bà tôi xảy ra tai nạn giao thông nên cùng mất ngày 16/4/2017, cậu tôi còn có 1 vợ và 2 con nhỏ, nay mất lao động chính trong nhà, tôi muốn hỏi liệu cô tôi và các cháu có được hưởng di sản của cậu và bà để lại không?


Chết cùng lúc không được hưởng di sản đúng hay sai
Chết cùng lúc không được hưởng di sản đúng hay sai

Luật sư Tư vấn Chết cùng lúc không được hưởng di sản đúng hay sai – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 22 tháng 12 năm 2017

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Bộ Luật Dân sự 2015

3./Luật sư trả lời

Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế là cá nhân như sau:

Điều 613. Người thừa kế

“Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.”

Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể về Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm như sau:

“Điều 619. Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm

Trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi chung là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật này”

Trong điều khoản trên, pháp luật Dân sự xác định rõ người chết cùng thời điểm là người chết cùng thời điểm hoặc gần thời điểm mà không thể xác định người nào chết trước.

Ta cần xác định rõ với cá nhân đã chết, không tồn tại quyền và nghĩa vụ pháp lý nên quyền dân sự là quyền hưởng di sản cũng không còn, nghĩa là cá nhân chết cùng thời điểm với người để lại di sản sẽ không được xác lập tư cách người thừa kế. Theo Điều 169 nêu trên, người chết cùng lúc sẽ:

– Không được hưởng di sản của người để lại di sản;

– Không được hưởng các quyền, tài sản phát sinh do quyền hưởng di sản của người thừa kế khác của người để lại di sản.

Trường hợp người thừa kế được hường thừa kế theo di chúc chết cùng lúc, các quyền lợi vật chất sẽ hoàn toàn mất đi (trừ trường hợp di chúc có quy định khác về trường trường hợp chết cùng thời điểm)

Tuy nhiên trong trường hợp người thừa kế này được hưởng thừa kế theo pháp luật, pháp luật Dân sự có quy định riêng để bảo vệ quyền lợi cho những cá nhân là con, cháu của người này. Đó là quy định về thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật này. Thừa kế thế vị chỉ được áp dụng cho người thừa kế là con, cháu, chắt hợp pháp của người chết.

Điều 652. Thừa kế thế vị

“Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

Theo đó, quyền hưởng di sản theo pháp luật sẽ được chuyển trực tiếp cho hàng thừa kế tiếp theo, nghĩa là chuyển cho cháu nếu con của người chết đã chết trước hoặc cùng thời điểm, chuyển cho chắt nếu cháu chết trước hoặc cùng thời điểm.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com