Tố cáo lừa đảo qua facebook như thế nào

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Tố cáo lừa đảo qua facebook như thế nào

Tôi bị lừa qua facebook khi mua hàng, gửi tiền cho họ nhưng họ không gửi lại hàng cho tôi mà còn tắt máy, chặn số và toàn bộ cách liên lạc của tôi như vậy có tố cáo ra công an được không, và tố cáo như thế nào ạ, em xin cảm ơn!


Tố cáo lừa đảo qua facebook như thế nào
Tố cáo lừa đảo qua facebook như thế nào

Luật sư Tư vấn Tố cáo lừa đảo qua facebook như thế nào – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 23 tháng 12 năm 2017

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

  • Luật Tố cáo 2011;
  • Bộ luật Tố tụng hình sự 2003.

3./Luật sư trả lời

Tố cáo theo định nghĩa được đưa ra tại Luật Tố cáo 2011 như sau:

“Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.”

Người bị lừa đảo qua Facebook có thể gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo đến Cơ quan điều tra (Cơ quan công an), Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân về hành vi lừa đảo của Facebook. Người tố cáo phải cung cấp cho cơ quan giải quyết tố cáo bằng chứng chứng minh về hành vi mà mình tố cáo.

Do bạn không nói rõ tính chất cũng như hậu quả của hành vi chúng tôi không thể chỉ ra chính xác cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo.

Trong quan hệ tố cáo, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể được quy định tại những Điều luật dưới đây:

Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo

1.Người tố cáo có các quyền sau đây:

a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

b) Được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của mình;

c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việc thụ lý giải quyết tố cáo, thông báo chuyển vụ việc tố cáo sang cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thông báo kết quả giải quyết tố cáo;

d) Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết;

đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trả thù, trù dập;

e) Được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

2.Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

a) Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;

b) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;

c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình;

d) Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.

Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo

1.Người bị tố cáo có các quyền sau đây:

a) Được thông báo về nội dung tố cáo;

b) Đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;

c) Nhận thông báo kết luận nội dung tố cáo;

d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật, người cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật;

đ) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được xin lỗi, cải chính công khai, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo, giải quyết tố cáo không đúng gây ra.

2.Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

a) Giải trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;

b) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;

c) Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.

Điều 11. Quyền và nghĩa vụ của người giải quyết tố cáo

1.Người giải quyết tố cáo có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;

b) Yêu cầu người bị tố cáo giải trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo;

c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;

d) Tiến hành các biện pháp kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ để giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để ngăn chặn, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật;

đ) Kết luận về nội dung tố cáo;

e) Quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

2.Người giải quyết tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

a) Bảo đảm khách quan, trung thực, đúng pháp luật trong việc giải quyết tố cáo;

b) Áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc yêu cầu cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp để bảo vệ người tố cáo, người thân thích của người tố cáo, người cung cấp thông tin có liên quan đến việc tố cáo;

c) Không tiết lộ thông tin gây bất lợi cho người bị tố cáo khi chưa có kết luận về nội dung tố cáo;

d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết tố cáo;

đ) Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do hành vi giải quyết tố cáo trái pháp luật của mình gây ra.”

Trình tự giải quyết tố cáo tại cơ quan giải quyết tố cáo được thực hiện như sau:

1.Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo;

2.Xác minh nội dung tố cáo;

3.Kết luận nội dung tố cáo;

4.Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo;

5. Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com