Bị rối loạn lo âu nhưng giấu, đã trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, bệnh tiến triển nặng hơn có thể xin hoãn nghĩa vụ quân sự được không

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Bị rối loạn lo âu nhưng giấu, đã trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, bệnh tiến triển nặng hơn có thể xin hoãn nghĩa vụ quân sự được không

Chào luật sư tôi có 1 câu hỏi là: Cách đây 3 năm, tôi có điều trị bệnh rối loạn lo âu trầm cảm nhưng không khỏi. Tôi có uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, Bệnh viện tâm thần tỉnh trong thời gian dài (năm 2013 và 2014). Do bị tác dụng phụ, bệnh không khỏi nên tôi chuyển lên viện sức khỏe tâm thần Bệnh viện Bạch Mai, nhưng cũng không thấy đỡ (năm 2015). Tôi quyết định dừng không uống thuốc nữa và cứ sống khổ sở như vậy.

Năm nay tôi có giấy gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự tại huyện nhưng giấu bệnh cuả mình vì sợ mọi người biết. Hiện tôi đã trúng tuyển nghĩa vụ quân sự. Nhưng tình hình bệnh tật của tôi lại đang tiến triển nặng hơn vì lo sợ.

Tôi có sổ khám và lấy thuốc điều trị tại Bệnh viện tâm thần tỉnh và Bệnh  viện Bạch Mai năm 2015, còn sổ điều trị năm 2013 và 2014 đã bị mất.Vậy tôi phải làm thế nào? Bây giờ có thể xin tạm hoãn nghĩa vụ được nữa không? Bệnh này có được hoãn nghĩa vụ không?

Rất mong luật sư tư vấn sớm cho tôi!


Bị rối loạn lo âu nhưng giấu, đã trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, bệnh tiến triển nặng hơn có thể xin hoãn nghĩa vụ quân sự được không
Bị rối loạn lo âu nhưng giấu, đã trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, bệnh tiến triển nặng hơn có thể xin hoãn nghĩa vụ quân sự được không

Luật sư Tư vấn Bị rối loạn lo âu nhưng giấu, đã trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, bệnh tiến triển nặng hơn có thể xin hoãn nghĩa vụ quân sự được không – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 28 tháng 12 năm 2017

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

  • Luật Nghĩa vụ quân sự 2015
  • Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
  • Thông tư 140/2015/TT-BQP quy định việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ
  • Luật Khiếu nại 2011

3./Luật sư trả lời

Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 41 một trong các trường hợp công dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ đó là “Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe”

Căn cứ Thông tư 140/2015/TT-BQP quy định việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ có quy định cụ thể về điều kiện sức khỏe của công dân tại Khoản 3, Điều 4. Tiêu chuẩn tuyển quân như sau:

“3. Tiêu chuẩn sức khoẻ:

a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự.

b) Đối với các đơn vị quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.

c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS.”

Theo đó, căn cứ theo quy định pháp luật nêu trên, công dân có đủ điều kiện sức khỏe đúng tiêu chuẩn để thực hiện nghĩa vụ quân sự là những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3.

Việc phân loại sức khỏe công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự được quy định cụ thể ở Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP tại Điều 9 về Phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. Khoản 1 Điều này quy định về Căn cứ phân loại sức khỏe mà bác sỹ khám sức khỏe cho công dân xét tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự sử dụng để cho điểm cụ thể như sau:

“Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám bác sỹ cho điểm chẵn từ 1 – 6 vào cột “Điểm”, cụ thể:

a) Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;

b) Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;

c) Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;

d) Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;

đ) Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;

e) Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.”

Bên cạnh đó, Khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT- BYT BQP quy định về Cách phân loại sức khỏe, theo đó:

“Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:

a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;

b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;

c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;

d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;

đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;

e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.”

Theo Bảng phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật tại Phụ lục 1 Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP, Khung điểm của bệnh rối loạn lo âu cụ thể như sau:

71 Rối loạn lo âu: Điểm số
– Đã hồi phục 4
– Đang tiến triển 5
– Hay tái phát (từ 2 lần trở lên) 6

Như vậy, theo đó, căn cứ theo các quy định nêu trên, tình trạng bệnh của bạn có thể xếp vào một trong các khung phân loại sức khỏe đối với sức khỏe loại 4, loại 5 hoặc loại 6. Do đó, bạn không đủ tiêu chuẩn về sức khỏe theo tiêu chuẩn tuyển quân và bạn có thể tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định pháp luật.

Căn cứ Khoản 4 Điều 5 Thông tư 140/2015/TT-BQP quy định về việc niêm yết danh sách tạm hoãn như sau:

4. Danh sách công dân được tạm hoãn và miễn gọi nhập ngũ phải được thông báo đến trưởng thôn, xóm, tổ dân phố, khu dân cư, ấp, bản, làng… (sau đây gọi tắt là thôn), gia đình công dân và niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức liên quan trước khi phát lệnh gọi nhập ngũ ti thiểu là 20 ngày.”

Theo quy định nêu trên, xét với trường hợp của bạn, bạn đã biết mình đã trúng tuyển nghĩa vụ quân sự qua lệnh gọi nhập ngũ. Do đó, tại thời điểm này, bạn không thể làm thủ tục xin tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định được nữa.

Trong trường hợp đã có quyết định gọi nhập ngũ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong khi sức khỏe của bạn không đủ tiêu chuẩn theo quy định, bạn có thể thực hiện quyền khiếu nại của công dân đối với quyết định này. Căn cứ Luật Khiếu nại 2011, thời hiệu thực hiện việc khiếu nại này là 90 ngày, kể từ ngày bạn nhận được quyết định (Lệnh) gọi nhập ngũ. Căn cứ Điều 17 Luật Khiếu nại năm 2011, Điều 34 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định gọi công dân nhập ngũ thuộc về Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện. Theo đó, bạn có thể khiếu nại trực tiếp hoặc khiếu nại bằng đơn khiếu nại gửi đến Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện. Thủ tục và trách nhiệm giải quyết khiếu nại được thực hiện theo pháp luật về khiếu nại hiện hành.

Tuy nhiên, trong trường hợp bạn đã nhận được lệnh gọi nhập ngũ qua thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận theo pháp luật quy định về quyền khiếu nại của công dân. Pháp luật về nghĩa vụ quân sự hiện nay có quy định về việc khám phúc tra nghĩa vụ quân sự. Căn cứ Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP, thì Khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện khám, phân loại, kết luận lại sức khỏe đối với chiến sỹ mới nhập ngũ vào Quân đội, do Hội đng khám của đơn vị nhận quân thực hiện. Căn cứ Điều 8 Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về việc khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự như sau:

Điều 7. Khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự

1. Hội đồng khám phúc tra sức khỏe

a) Thành phần Hội đồng khám phúc tra sức khỏe, gồm: cán bộ, nhân viên quân y của trung đoàn và tương đương trở lên. Khi cần thiết, Hội đồng được tăng cường thêm lực lượng chuyên môn của quân y tuyến trên;

b) Nhiệm vụ của Hội đồng khám phúc tra sức khỏe

– Tổ chức, triển khai khám, phân loại và kết luận lại sức khỏe cho toàn bộ chiến s mới theo kế hoạch đã được phê duyệt;

– Tổng hợp báo cáo kết quả khám phúc tra sức khỏe.

2. Nội dung khám phúc tra sức khỏe

a) Theo quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ của Bộ Quốc phòng;

b) Phân loại sức khỏe theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.

3. Quy trình khám phúc tra sức khỏe

a) Thông báo thời gian, địa điểm khám phúc tra sức khỏe;

b) Tổ chức khám phúc tra sức khỏe theo quy định tại Khoản 2 Điều này; đối với các trường hợp, phiếu sức khỏe có ghi chữ “T” (tạm thời), Hội đồng khám phúc tra sức khỏe phi kết luận:

– Nếu bệnh khỏi thì bỏ chữ “T” và chuyển loại sức khỏe;

– Nếu không khỏi hoặc có chiều hướng tiến triển xấu, cần phải tổ chức khám lại và có kết luận đủ sức khỏe hoặc không đủ sức khỏe gọi nhập ngũ phải trả về địa phương.

c) Tổng hợp báo cáo kết quả khám phúc tra sức khe theo Mẫu 4d Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.”

Theo đó, bạn vẫn phải thực hiện lệnh nhập ngũ theo quy định, sau khi thực hiện nhập ngũ, đơn vị nhận quân sẽ thực hiện việc khám phúc tra sức khỏe một lần nữa và thực hiện phân loại sức khỏe theo quy định. Với trường hợp của bạn, sau khi khám phúc tra không đủ tiêu chuẩn phục vụ quân ngũ theo quy định thì bạn có thể sẽ được trả về địa phương theo quy định.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com