Quy định về phụ cấp thu hút và phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Quy định về phụ cấp thu hút và phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn?

Tôi đang theo học ngành sư phạm, năm tới tôi sẽ ra trường, có nhiều khả năng tôi sẽ được phân về vùng cao mấy năm để làm việc trước khi được thuyên chuyển về thành phố, tôi mong được tư vấn về mức phụ cấp thu hút và phụ cấp công tác ở các vùng đặc biệt khó khăn là như thế nào và nếu tôi là giáo viên mới thì có được ít hơn những người đã làm lâu năm không, mức phụ cấp đó được tính dựa trên % lương của tôi hay là phụ thuộc vào vị trí địa lý mà tôi sẽ làm việc?


Quy định về phụ cấp thu hút và phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn?
Quy định về phụ cấp thu hút và phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn?

Luật sư Tư vấn Quy định về phụ cấp thu hút và phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn – Gọi 1900.0191

1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 24 tháng 11 năm 2017

2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

– Nghị định 116/2010/NĐ-CP Về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

3./ Luật sư trả lời

Căn cứ Điều 1, 2 Nghị định 116/2010/NĐ-CP Về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng phụ cấp thu hút và phụ cấp công tác lâu năm tại vùng khó khăn được quy định như sau:
“Cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm:
1. Cán bộ, công chức, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, kể cả người tập sự, thử việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn;
2. Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật và người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, kể cả người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong quân đội nhân dân và công an nhân dân;
3. Các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này công tác ở các xã không thuộc diện đặc biệt khó khăn thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ được áp dụng chính sách quy định tại Nghị định này.
Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này bao gồm người đang công tác và người đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.”

Vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định bao gồm:

– Huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1;

– Các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

– Các thôn, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp,… (gọi chung là thôn) đặc biệt khó khăn theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Về việc hưởng phụ cấp thu hút khi làm việc tại những vùng kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 4. Phụ cấp thu hút
1. Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% tiền lương tháng hiện hưởng, bao gồm: mức lương chức vụ, ngạch, bậc hoặc cấp hàm và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có.
2. Thời gian hưởng phụ cấp thu hút là thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và không quá 5 năm. Thời điểm tính hưởng phụ cấp thu hút được quy định như sau:
a) Nếu đang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì được tính hưởng phụ cấp thu hút kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành;
b) Nếu đến công tác sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tính hưởng phụ cấp thu hút kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Đối với phụ cấp công tác ở vùng đặc biết khó khăn, Nghị định 116/2010/NĐ-CP quy định như sau:

” Điều 5. Phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn

Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng phụ cấp hàng tháng tính theo thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nếu có thời gian đứt quãng thì được cộng dồn như sau:

1.Mức 0,5 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm;

2.Mức 0,7 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm;

3.Mức 1,0 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 15 năm trở lên.”

Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên, phụ cấp thu hút và phụ cấp công tác chỉ áp dụng đối với những đối tượng cụ thể làm việc tại những vùng kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định. Các đối tượng này sẽ được hưởng phụ cấp thu hút và phụ cấp công tác theo quy định pháp luật nêu trên. Tuy nhiên, phụ cấp công tác sẽ chỉ áp dụng với người làm việc lâu năm tại những vùng kinh tế – xã hội đặc biết khó khăn và được tính dựa trên thời gian làm việc tại các vùng đó theo quy định pháp luật.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã giải đáp được phần nào nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com