Vướng mắc thực tế Doanh nghiệp kinh doanh Bất động sản thường gặp

Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thành công hay thất bại ngoài yếu tố may mắn còn phụ thuộc những khó khăn, vướng mắc thực tiễn họ gặp phải trong quá trình đầu tư. Việc lường trước những vướng mắc đó và cách giải quyết những vướng mắc đó như thế nào góp phần tạo nên sự thành bại của doanh nghiệp? Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp gặp rất nhiều vướng mắc đối trong quá trình thi công; trong quá trình thực hiện thủ tục với Cơ quan Nhà nước, thậm chí hoàn thiện dự án rồi nhưng vẫn gặp những vướng mắc đối với khách hàng. Trong phạm vi bài viết này Hanoilaw sẽ phân tích một số vướng mắc thực tiễn doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thường gặp phải trong quá trình thi công công trình.

       Rất nhiều nhà đầu tư đã chết tức tưởi khi bước vào giai đoạn thi công dự án vì một số lý do sau:

1.Trong quá trình tiến hành giải phóng mặt bằng. Luật đất đai năm 2013 và Nghị định hướng dẫn thì nhà đầu tư phải có phương án di dân, tái định cư trước khi tiến hành giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, trên thực tế nhà đầu tư lại chủ quan vấn đề này, phương án di dân tái định cư không cụ thể, bồi thường tiền không thỏa đáng, không đúng theo quy định của pháp luật dẫn đến cơ quan nhà nước không đồng ý hoặc người dân đâm đơn khiếu nại nên khâu giải phóng mặt bằng gián đoạn và tiến độ thực hiện bị chậm so với thời gian dự kiến ban đầu. Trong kinh doanh, nếu nhà đầu tư không biết nắm bắt cơ hội, không biết cách “thả con sất xí để bắt con cá rô” thì rất ít nhà đầu tư có thể “sống sót” vượt qua các đối thủ lớn.

        2. Chọn nhà thầu không có đủ năng lực.

Thật đáng buồn khi doanh nghiệp lại lựa chọn phải nhà thầu yếu kém về mọi mặt, nhất là về chuyên môn, lựa chọn một nhà thầu không đủ năng lực thi công chẳng khác nào doanh nghiệp đang tự giết mình. Với những nhà thầu xây dựng kém thì khi đã trúng thầu, họ thường không tuân thủ các quy định trong hợp đồng. Nhưng, do họ bỏ giá rất thấp nên luôn thắng thầu và trong quá trình triển khai các nhà thầu này thường thi công chậm tiến độ, phải hiệu chỉnh nhiều lần hay cố tình tìm cách yêu cầu chủ đầu tư điều chỉnh, nâng giá của gói thầu, làm tăng tổng mức đầu tư, và rõ ràng là hiệu quả đầu tư giảm.

        3. Cách thức huy động vốn.

Nhà đầu tư cần huy động nguồn tiền, gia tăng tiềm lực tài chính để trả bớt nợ vay và dự án thực hiện theo đúng tiến độ. Vậy doanh nghiệp huy động vốn như thế nào? Đối với doanh nghiệp là công ty cổ phần thì doanh nghiệp nên kết hợp những giải pháp phát hành cổ phiếu để thu tiền mặt, chuyển nợ thành vốn cổ phần, đối với các công ty TNHH hoặc hợp danh thì nên kết nạp thêm thành viên để huy động thêm vốn hoặc tăng vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, kết nạp thêm thành viên nào thì doanh nghiệp khi đó cần cân nhắc, tránh trường hợp có thêm thành viên trong nội bộ công ty lại có vấn đề. Đồng thời, các doanh nghiệp nên năng động trong việc tìm kiếm những nguồn vốn mới thông qua việc triển khai tách công ty như Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Tập đoàn Vingroup, Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai. Spin-off  là kỹ thuật tách một bộ phận của công ty ra để tiến hành thành lập một công ty mới, nó thường gắn với mục đích là huy động vốn.

Ngoài ra còn một số vướng mắc, khó khăn khác khiến doanh nghiệp không có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm và không chiếm được lòng tin của khách hàng, sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng dẫn đến không kinh doanh được và có thể sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Rủi ro cao một phần cũng nằm ở nhiều dự án đã được lập với ý chí chủ quan của chủ đầu tư, không nghiên cứu kỹ thị trường do đó sẽ khó để doanh nghiệp sống sót. Qua bài viết trên đây có thể doanh nghiệp sẽ rút ra kinh nghiệm và cẩn thận trọng hơn trong quá trình kinh doanh.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com