Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người

Hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm danh dự của con người không chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các quy định của Bộ luật hình sự mà còn phải bồi thường những thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.

Theo Điều 34 Bộ luật hình sự, thì người phạm tội phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra. Trong trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng, gây thiệt hại về tinh thần, Toà án có thể buộc người phạm tội công khai xin lỗi người bị hại.

Trước đây, khi chưa có Bộ luật dân sự, việc Toà án buộc người phạm tội bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội gây nên căn cứ vào Thông tư số 173/UBTP ngày 23/3/1972 của Ủy ban Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Hiện nay, chúng ta đã có Bộ luật dân sự, do đó việc buộc người phạm tội phải bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra kể từ ngày 1/7/1996 phải căn cứ vào các quy định của Bộ luật dân sự.

Theo các quy định từ Điều 609 đến Điều 625 Bộ luật dân sự, thì việc bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

A. NHƯNG QUY ĐỊNH CHUNG

  1. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

Hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người được thực hiện do cố ý hoặc vô ý, người thực hiện hành vi đó đều phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Người phạm tội và người bị hại có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, trừ trường hợp pháp luật quy định khác.

Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình, hoặc người bị hại cũng có lỗi.

Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế, thì người phạm tội hoặc người bị hại, hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại có quyền yêu cầu Toà án thay đổi mức bồi thường.

  1. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường

Người từ đủ 18 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra. Người dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha mẹ, thì cha mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà người con này lại có tài sản riêng, thì lấy tài sản đó bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp thiệt hại mà họ gây ra trong thời gian ở trường học, các tổ chức khác đang trực tiếp quản lý họ có lỗi trong việc để họ gây thiệt hại cho người khác. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình, nếu không đủ thì cha mẹ phải bồi thường phần còn thiếu. Người giám hộ nếu có lỗi trong việc giám hộ để người chưa thành niên gây thiệt hại cho người khác, thì người giám hộ phải bồi thường, nếu tài sản của người mà mình giám hộ không có hoặc có nhưng không đủ để bồi thường.

XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI

  1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa người bị hại trước khi họ chết;

– Chi phí hợp lý cho việc mai táng nạn nhân;

– Tiền cấp dưỡng cho người mà nạn nhân lúc còn sống phải cấp dưỡng.

– Tuỳ từng trường hợp, Toà án quyết định buộc người gây thiệt hại phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân gần gũi nhất của nạn nhân. Đây là một quy định mới mà trước đây chưa có, vì vậy cũng chưa có thực tiễn xét xử về vấn đề này. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử lại đòi hỏi phải có quy định như vậy để đáp ứng yêu cầu mà thực tế đặt ra. Ví dụ: Một bf mẹ có hại người con, chồng bà và người con trai đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, bà chỉ còn người con gái đang học đại học thì bị giết chết. Vì quá thương xót con gái nên bà phát bệnh tâm thần.

  1. Thiệt hịa do sức khoẻ bị xâm phạm

Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

– Chí phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất bị giảm sút của người bị hại;

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị hại, nếu thu nhập thực tế của người bị hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị hại trong thời gian điều trị, nếu người bị hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc, thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc cho người bị hại và khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị hại có nghĩa vcụ cấp dưỡng khi họ chưa bị thương tích hoặc tổn hại đến sức khoẻ;

– Tuỳ từng trường hợp Toà án quyết định buộc người phạm tội phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị hại phải gánh chịu.

  1. Thời hạn người bị hại được hưởng bồi thường do hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự con người gây nên

– Trong trường hợp người bị hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì được hưởng bồi thường thiệt hại đến khi chết.

– Trong trường hợp người bị hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi họ còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng trong thời hạn sau:

Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết mà còn sống sau khi sinh ra được hưởng trợ cấp cho đến khi đủ 18 tuổi, trừ trường hợp người đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân.

Người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, thì được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết.

  1. Thiệt hại do danh dự nhân phẩm uy tín bị xâm phạm

Thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị hại bao gồm:

– Chi phí hợp lý để hạn chế khắc phục thiệt hại;

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

– Tuỳ từng trường hợp, ngoài việc buộc chấm dứt hành vi vi phạm, công khai xin lỗi, cải chính công khai, Toà án quyết định người phạm tội phải bồi thường bù đáp tổn thất về tinh thần cho người bị hại.

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ

 

  1. Trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Nếu gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng thì người có hành vi gây thiệt hại không phải bồi thường, nhưng nếu do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì người có hành vi gây thiệt hại phải bồi thường. Tuy nhiên, mức bồi thường phải căn cứ vào mức độ lỗi của mỗi bên, người phạm tội chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình. Ví dụ: A gây thương tích cho B trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; tổng số thiệt hại mà A gây cho B là 80 triệu đồng, nhưng B có lỗi nặng nên Toà án chỉ buộc A phải bồi thường cho B 50 triệu đồng.

 

  1. Trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết

Người phạm tội do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Tuy nhiên, nếu có người đã gây ra tình thế cấp thiết để người khác phải phạm tội do vượt qú yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người đã gây ra tình thế cấp thiết phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại. Ví dụ: T là dân quân được phân công bảo vệ bãi chiếu phim. Trong lúc mọi người đang xem phim thì T phát hiện ông K là người bị bệnh tâm thần xách can xăng và cầm chiếc bật lửa chạy vào trong bãi chiếu phim vừ chạy vừa hô: “Tao sẽ đốt cả nhà mày!”. T cũng biết ông K là người bị tâm thần, nhưng nếu để ông K chạy vào bãi chiếu phim thì sẽ gây nguy hiểm cho nhiều người nên T chạy đến ôm ông K đẩy ra khỏi bãi chiếu phim, vì bị tâm thần nên ông K giơ bật lửa quẹt, làm bắt lửa vào can xăng bốc cháy. Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan điều tra phát hiẹn là M đã đưa can xăng và bật lửa cho ông K nhằm mục đích trêu chọc ông K.

  1. Trong trường hợp do người dùng chất kích thích gây ra

Người phạm tội do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi cả mình thì vẫn phải bồi thường thiệt hại do họ gây ra. Tuy nhiên, nếu người phạm tội lại bị người khác cố ý làm cho họ say hoặc lâm vào trong tình trạng mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình, thì người có hành vi cố ý đó phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị hại. Ví dụ: Q và N biết A khong uống rượu, nhưng đã đè A ra đổ rượu vào miệng cho đến khi A bị say không biết gì nữa, Q và N thấy A bị say khong những không đưa A về mà còn để A voà trong trường phỏ thông cơ sở đuổi đánh các em học sinh còn mình thì đứng cười. Do vị A rượt đuổi một số em chạy khong kịp nên đã bị A đẩy ngã, trong đó có một em bị đập đầu vào gốc cây bị chấn thương sọ não có tỷ lệ thương tật 61% và phải bỏ học.

  1. Trong trường hợp nhiều người cùng gây ra thiệt hại

trong trường hợp nhiều người cùng gây ra thiệt hại, thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị hại, trách nhiệm liên đới là trách nhiệm của nhiều người cùng phải bồi thường cho người khác, mặc dù mỗi người có phần trách nhiệm riêng của mình theo phần tương ứng với mực độ lỗi của họ, nhưng cơ quan thi hành án có thể buộc một người trong số nhưng người đó phải trả toàn bộ khoản tiền mà người bị hại được hưởng, rồi sau đó những người khác có nghĩa vụ thanh toán lại cho họ. Trong trường hợp không xác định được mức độ lỗi của mỗi người, thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.

  1. Trong trường hợp do người của pháp nhân, do công chức, viên chức Nhà nước gây ra

Pháp nhân phải bồi thường tiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ do pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bòi thường, thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả khoản tiền mà pháp nhân đã bỏ ra bồi thường cho người bị hại.

Cơ quan Nhà nước phải bồi thường thiệt hại do cong chức, viên chức của mình gây ra trong khi thi hành công vụ và có trách nhệm yêu cầu công chức, viên chức phải hoằn trả khoản tiền mà cơ quan đã bồi thường cho người bị hại.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com