Ô tô có được phép đè vạch liền vàng để vào hoặc ra làn mắt võng không ?

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: ô tô có được phép đè vạch liền vàng để vào hoặc ra làn mắt võng không ?

Cho em hỏi chút về luật giao thông đó là ô tô thì có được phép đè vạch liền vàng để vào hoặc ra làn mắt võng không hay phải vào từ đầu làn ạ? Mọi người giải thích giúp em với nhé, em cảm ơn.


Luật sư Tư vấn Luật giao thông đường bộ – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 16 tháng 06 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề quy định chuyển làn tại vạch liền vàng để vào hoặc ra làn mắt võng

  • Luật giao thông đường bộ 2008.
  • Quy chuẩn 41:2016 /BGTVT quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ.
  • Nghị định 46/2016/ NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

3./ Luật sư tư vấn

Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh của hệ thông biển báo, tín hiệu, vạch kẻ đường và các công trình đường bộ khác nhằm đảm bảo việc tham gia giao thông an toàn. Theo đó, với hệ thống vạch kẻ đường được bố trí, người tham gia giao thông phải chấp hành theo ý nghĩa sử dụng của từng loại vạch kẻ đường để thực hiện việc chuyển làn đúng quy định. Việc đè vạch chuyển làn đối tại vạch mắt võng được quy định như sau:

Trước hết, Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn. Làn được được phân chia bởi các vạch kẻ được. Theo đó, tại làn đường có vạch mắt võng, các phương tiện tham gia giao thông cần tuân thủ như sau:

Căn cứ Phụ lục G Quy chuẩn 41:2016/BGTVT quy định về vạch kẻ kiểu mắt võng như sau:

Áp dụng: Vạch kẻ kiểu mắt võng được sử dụng để báo cho người điều khiển không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch để tránh ùn tắc giao thông.

– Tùy theo sự cần thiết mà có thể sử dụng vạch kẻ kiểu mắt võng ở các vị trí thích hợp. Vạch kẻ kiểu mắt võng có thể sử dụng để xác định phạm vi cấm dừng trong phạm vi nút giao giao cùng mức, trên nhánh dẫn cửa vào hoặc cửa ra của nút giao hoặc những vị trí mặt đường cần thiết không cho phép dừng xe.

Bên cạnh đó, Cũng tại Phụ lục G Quy chuẩn 41:2016/GTVT quy định về việc sử dụng vạch liền nét, màu vàng như sau:

Vạch liền vàng dùng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có 2 hoặc 3 làn xe, không có dải phân cách giữa; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Như vậy, căn cứ theo quy chuẩn quy định nêu trên, ở đây cần xác định vị trí đè vạch liền vàng của ô tô khi tham gia giao thông. Vạch mắt võng được bố trí liền với vạch kẻ đường chia làn để báo hiệu cho người tham gia giao thông tại các nút giao, dễ gây ùn tắc giao thông. Theo đó, khi muốn chuyển làn vào làn có vạch mắt võng, người điều khiển phương tiện cần chú ý đến vạch kẻ đường phần làn trước khi vào vạch mắt võng. Nếu vạch phân làn là vạch kẻ liền, người tham gia giao thông không được đè lên vạch để ra vào làn có vạch mắt võng. Nếu vạch phần làn là vạch nét đứt trước khi đến vạch mắt võng, người điều khiển phương tiện được phép đè làn để vào vạch mắt vọng.

Do đó, trường hợp này, anh/chị không được đè vạch liền vạch để ra hoặc vào làn mắt võng mà phải vào từ đầu làn và tại vạch mắt võng, anh/chị không được phép dừng đỗ xe theo quy chuẩn nêu trên.

Với những tư vấn về câu hỏi Ô tô có được phép đè vạch liền vàng để vào hoặc ra làn mắt võng không ?, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com