Lí luận về hàng hóa sức lao động của CMác với thị trường sức lao động (thị trường lao động) ở Việt Nam hiện nay
I. Lí luận về hàng hóa sức lao động của C.Mác
-
Sức lao động và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
Theo C.Mác: “ Sức lao động , đó là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong thân thể một con người, trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà con người phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích”.
Trong bất kì xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản để sản xuất. Nhưng không phải trong bất kì điều kiện nào, sức lao động cũng trở thành hàng hóa. Sức lao động chỉ trở thành hàng hóa khi có đủ các điều kiện sau:
-Thứ nhất, người lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ sức lao động của mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa.
-Thứ hai, người lao động không còn có tư liệu sản xuấtcần thiết để tự mình thực hiện lao động và cũng không có của cải gì khác, để tồn tại thì buộc phải bán sức lao động của mình để sống.
-
Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
Cũng giống như các hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính, đó là: giá trị và giá trị sử dụng.
- Giá trị hàng hóa sức lao động:
Giá trị của hàng hóa sức lao động, cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất hàng hóa sức lao động quyết định. Nhưng sức lao động chỉ tồn tại như năng lực sống của con người. Muốn tái sản xuất ra năng lực đó, người công nhân phải tiêu thụ một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định về ăn, mặc, ở, học nghề… Ngoài ra người lao động còn phải thỏa mãn những nhu cầu của gia đình và con cái họ. Vì vậy, thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất hàng hóa sức lao động sẽ được quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt ấy, hay nói cách khác, giá trị của hàng hóa sức lao động được đo gián tiếp thông qua giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động.
Hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt, giá trị của nó bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử. Lượng giá trị hàng hóa sức lao động được hợp thành từ những bộ phận :
Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái tạo sức lao động, duy trì đời sống của bản thân người công nhân.
Hai là, phí tổn đào tạo người công nhân.
Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái người công nhân.
Để biết sự biến đổi của giá trị hàng hóa sức lao động trong một thời kì nhất định cần nghiên cứu hai loại nhân tố tác động, đối lập nhau đến sự biến đổi giá trị sức lao động.
- Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động:
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là công dụng của nó làm thỏa mãn nhu cầu sản xuất kinh doanh của nhà tư bản. Giá trị sử dụng được thể hiện trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động của người công nhân. Quá trình này khác với hàng hóa thông thường ở chỗ, đó là, trong quá trình sử dụng hay tiêu dùng hàng hóa thông thường, thì cả giá trị và giá trị sử dụng của nó sẽ giảm dần và tiêu biến mất dần theo thời gian. Trong khi, quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động lại là quá trình sản xuất ra một loạt hàng hóa nào đó, sáng tạo ra lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân sức lao động.
Từ quá trình tiêu dùng sức lao động, tạo ra một lượng giá trị hàng hóa dôi ra so với giá trị sức lao động, đó là giá trị thặng dư mà nhà tư bản sẽ chiếm đoạt. Như vậy, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính chất đặc biệt, nó là nguồn gốc sinh ra giá trị, tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Đó chính là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản. Chính đặc điểm này đã làm cho sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động trở thành điều kiện để tiền tệ chuyển hóa thành tư bản.
II. Lí luận về hàng hóa sức lao động của C.Mác với thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay
-
Khái niệm thị trường lao động
Thị trường lao động là nơi thực hiện các quan hệ xã hội giữa người bán sức lao động (người công nhân làm thuê) và người mua sức lao động (người sử dụng sức lao động), thông qua các hình thức thỏa thuận về giá cả ( tiền công, tiền lương) và các điều kiện làm việc khác trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản, bằng miệng, hoặc thông qua các dạng hợp đồng hay thỏa thuận khác.
-
Thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay
- Thực trạng thị trường lao động nước ta:
Hiện nay nước ta mới bước vào những năm đầu của thời kì mới – thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì vật, lao động nước ta mang những sắc thái, đặc thù gắn chặt với trình độ phát triển của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Việc phát triển thị trường lao động nước ta trong thời gian qua đã thu được những thành quả nhất định, làm cơ sở cho việc hoàn thiện quan hệ lao động, phát triển kinh tế – xã hội.
Nền kinh tế thị trường nước ta vận động và phát triển gắn liền với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, vì vậy, vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động vào thị trường lao động nước ta chính là giải quyết vấn đề nguồn lao động chất lượng cao trong thời kì mới. Mặt khác, theo xu thế hội nhập quốc tế phát triển nề kinh tế tri thức, đòi hỏi người lao động phải biết nắm bắt, xử lí nhanh nhạy, tức là, cần nâng cao giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động. Tuy nhiên quá trình nhận thức và vận dụng lí luận về hàng hóa sức lao động của C.Mác vẫn còn những giới hạn nhất định, chưa đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cụ thể là:
Về giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động còn thấp hạn chế phần nào sự cạnh tranh của nước ta trên thị trường thế giới, giá trị hàng hóa sức lao động còn bất cập, chưa bao quát hết những yếu tố đáp ứng yêu cầu tái sản xuất mở rộng sức lao động cho một bộ phận lớn những người làm công ăn lương, hệ thống thông tin lao động việc làm chưa được quản lí chặt chẽ, hệ thống giáo dục – đào tạo chưa đủ khả năng cung ứng nguồn lao động chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Theo quan điểm của C.Mác cần phải chăm lo cho công nhân và người thân của họ, về việc này thì nước ta cũng đã làm được: đời sống công nhân ngày càng được nâng lên nhất là về đời sống tinh thần công nhân được Công Đoàn tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ, trao đổi kinh nghiệm lao động, khuyến khích, khen thưởng các công nhân có thành tích tốt trong lao động, có nhiều sáng kiến trong việc sản xuất…Đời sống của người thân công nhân cũng được chú trọng hơn. Trong các khu công nghiệp, đã xây dựng các trường học cho con em các công nhân như các trường mầm non, nhà giữ trẻ, khu vui chơi dành cho thiếu nhi…Đời sống của công nhân và người thân của họ được đáp ứng đầy đủ hơn về các dịch vụ khác. Việc làm này giúp cho công nhân có thể yên tâm làm việc, cống hiến hết mình cho công việc.
Nhà nước ta cũng nhận thức rõ tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực, trình độ cho người công nhân. Ngày càng có nhiều trường đào tạo nghề được thành lập nhằn phục vụ cho việc học nghề của nhân dân và nâng cao tay nghề của công nhân. Các nhà máy, xí nghiệp cũng tạo điều kiện cho công nhân nâng cao trình độ của mình như cử một số công nhân đi học tiếp thu khoa học kĩ thuật tiên tiến, tổ chức các lớp tập huấn cho công nhân, nhằm nâng cao tay nghề từ đó tăng năng suất lao động.
Tuy nhiên, thị trường lao động nước ta vẫn còn nhiều điểm hạn chế. Lực lượng công nhân Việt Nam dù là dồi dào nhưng tay nghề chưa cao lao động chủ yếu bằng cơ bắp, ít lao động trí óc. Mặc dù các trung tâm, các trường đào tạo nghề được thành lập nhiều nhưng có một số cơ sở vẫn hoạt động không có hiệu quả công nhân học xong không thể làm việc có hiệu quả, hơn nữa chi phí học tập còn cao nên không phải ai cũng có điều kiện để có thể theo học được. Công nhân và gia đình họ cũng còn gặp khó khăn trong việc thỏa mãn các nhu cầu cá nhân chính đáng của mình như khó tiếp cận với các dịch vụ, việc đăng kí học cho con cái. Bên cạnh đó, mức tiền công, tiền lương người công nhân được trả chưa phù hợp với mức lao động của họ. Ngoài ra, lao động nước ta tập trung chủ yếu chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, tác phong công nghiệp thấp.
- Nguyên nhân của những hạn chế :
Nguyên nhân của những hạn chế trên là do nền kinh tế nước ta còn lạc hậu nên công nhân cũng hạn chế về tay nghề, có xuất thân từ nông dân nên tính kỉ luật chưa cao, manh mún, nhỏ lẻ. Các cơ sở đào tạo nghề hoat động chưa có hiệu quả và chi phí học nghề còn cao. Chúng ta chưa vận dụng được các phương tiện thông tin đại chúng để giới thiệu việc làm, trở thành trung gian giữa người sử dụng lao động và người lao động, là nơi phản ánh những hạn chế và ưu điểm của thị trường hàng hóa sức lao động. Những quy định của nhà nước về thi trường lao động vẫn còn những hạn chế nhất định. Việc chi trả tiền lương còn thiếu sự công bằng, bình đẳng giữa các công nhân. Nhiều cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp chưa đủ điều kiện để xây dựng các khu vui chơi, giải trí cho công nhân và người thân của họ do thiếu vốn đầu tư.
- Giải pháp khắc phục hạn chế :
Để khắc phục tình trạng trên và đưa thị trường lao động Việt Nam phát triển ổn định thì cần phải thực hiện một số biện pháp, đó là :
Vận dụng lí luận hàng hóa sức lao động phù hợp với quá trình hội nhập và xu hướng phát triển của nền kinh tế tri thức và việc vận dụng đó phải gắn liền với việc hình thành đội ngũ lao động có trình độ cơ cấu hợp lí, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao về mọi trình độ tay nghề về mọi mặt cho người lao động, tạo cho họ tính tự giác, sáng tạo trong lao động. Đồng thời tổ chức tốt việc đào tạo, bồi dưỡng đó với nhiều hình thức khác nhau.
Cần giáo dục cho mọi người thái độ yêu quý, tự giác, kỉ luật lao động, loại bỏ thói lười biếng ỷ lại và khuyến khích mọi người chủ động tìm tòi việc làm cho mình. Cần chú trọng đến công tác chăm lo các nhu cầu về vật chất và tinh thần cho người lao động, chú trọng đến chính sách tiền lương và các hoạt động của các tổ chức đoàn thể. Thúc đẩy giao dịch trên thị trường lao động bằng việc phát triển hệ thống thông tin, giớ thiệu việc làm, tăng cường, củng cố nâng cao quản lí nhà nước trong hoạt động xuất khẩu lao động. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và bộ máy quản lí có hiệu quả hơn, thay đổi cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế, cụ thể, giảm tỉ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tham khảo thêm:
- Phân tích những quy định của pháp luật về chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần
- Xây dựng một tình huống về hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm về hình thức – Giải quyết tình huống đó trên cơ sở so sánh quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 và Bộ luật Dân sự năm 2015
- Bạo lực gia đình giữa vợ và chồng – Thực trạng và biện pháp phòng ngừa
- Nêu những sai sót thường gặp của người thực hiện tư vấn pháp luật khi tiếp xúc khách hàng và đưa ra những giải pháp khắc phục – Minh họa bằng các tình huống thực tiễn
- Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành về thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự – so sánh với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
- Phân tích, đánh giá những điểm mới của BLTTDS 2015 về Thẩm quyền của Tòa án
- Phân tích vai trò của văn hoá và các lĩnh vực chính của văn hoá theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- Vấn đề thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật về thuế – thực trạng từ 2015 đến nay và những vấn đề cần hoàn thiện ở Việt Nam
- Hiện nay, nguyên tắc đồng thuận đang được ASEAN sử dụng dể thông qua các quyết định của mình, bên cạnh những ưu điểm, nguyên tắc đồng thuận cũng đã và đang bộc lộ rất nhiều hạn chế – Vì vậy, để hiện thực hóa những mục tiêu đã đặt ra khi Cộng đồng ASEAN đã chính thức được hình thành, ASEAN cần phải thay thế nguyên tắc đồng thuận bằng một nguyên tắc khác linh hoạt và phù hợp hơn
- Phân tích một số vấn đề pháp lý và thực tiễn về quy chế thành viên của một tổ chức quốc tế liên chính phủ