Hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội

_Chất vấn là hình thức được Quốc hội áp dụng để giám sát hoạt động của các cơ quan và cá nhân được giao quyền, là sự thể hiện cụ thể, trực tiếp quyền giám sát tối cao của Quốc hội. Các đại biểu Quốc hội khi thực hiện quyền chất vấn của mình nhân danh cá nhân với tư cách là người đại diện quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân yêu cầu cá nhân bị chất vấn trả lời về tách nhiệm pháp lí của cá nhân đó về những việc làm có đúng với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định hay không. Chất vấn mang mục đích truy cứu trách nhiệm, do đó, vấn đề chất vấn chỉ được đặt ra khi các đại biểu Quốc hội điều tra, nghiên cứu kĩ lưỡng và đã có chủ định về trách nhiệm của người bị chất vấn. Khi chất vấn đã được nêu lên thì người bị chất vấn phải trả lời và trả lời nghiêm túc.

_Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước.

_Trong thời gian Quốc hội họp, đại biểu Quốc hội ghi rõ nội dung chất vấn và người bị chất vấn vào phiếu ghi chất vấn và gửi đến Chủ tịch Quốc hội chuyển đến người bị chất vấn, trong trường hợp Quốc hội không họp thì được gửi tới Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

_Tại phiên họp, người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ nội dung các vấn đề chất vấn, trong trường họp cần điều tra thì Quốc hội có thể cho trả lời chất vấn trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội, hoặc tại kì họp sau của Quốc hội hoặc gửi văn bản trả lời.

_Người bị chất vấn trả lời trực tiếp vấn đề thuộc mội dung chất vấn, mỗi vấn đề không quá 15 phút, thời gian nêu câu hỏi chất vấn không quá 3 phút, quá trình chất vấn được truyền hình trực tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com