Trách nhiệm của Giáo viên tại trung tâm dạy lái xe

Trách nhiệm của Giáo viên tại trung tâm dạy lái xe

Bố tôi hiện tại là Giáo Viên dạy thực hành tại Trung Tâm Dạy Nghề Và Đào Tạo Sát Hạch Lái Xe Hùng Vương. Xin được giấu tên và danh tính.
1 Ngày cách đây khoảng một tuần được Trung Tâm giao cho 1 chiếc xe chuyên dùng để dạy thực hành bằng B2 cho học sinh đi công tác cách trung tâm 30km.Đi để dạy kèm cho 1 nhóm học sinh mà Trung Tâm phân công.
Trên đường đi công tác do chiếc xe đã cũ và xuống cấp nên đã bị hỏng, không nổ được máy. Chiếc xe đã chạy được trên 10 năm kể từ khi trung tâm mở ra cũng đã nhập chiếc xe từ cơ sở khác đem về.
Bố tôi đã nhờ giáo viên khác kéo xe về Trung tâm và báo cáo lãnh đạo trung tâm.
Chiếc xe được đưa xuống 1 cơ sở sửa chữa xe oto cũng thuộc quyền quản lý của chủ doanh nghiệp Hùng Vương , chiếc xe sau khi được đưa xuống đã phải ép sửa thay mới toàn bộ hệ thống máy và con số lên tới 30 triệu VND. Sau đó người Chủ Doanh nghiệp là ông Tứ bắt bố tôi chi trả số tiền trên để lấy xe về.
Lưu ý là xe tự hỏng do máy móc đã cũ,không bị va đụng và lỗi cố ý gì của bố tôi. Cơ sở đăng kiểm định kì cũng là của chủ doanh nghiệp Hùng Vương xây dựng nên khó tránh khỏi xe cũ, kém chất lượng mà vẫn được lưu thông và sử dụng huấn luyện học sinh.
Tôi muốn hỏi rằng bố tôi nên làm gì trong trường hợp này?
Lương mà Trung Tâm Hùng Vương chi trả trừ bảo hiểm đi rồi cho bố tôi chỉ được hơn 3 Triệu VND/ 1tháng.
Cơ sở pháp lý ở đây là dựa theo văn bản quy phạm nào?, Luật nào?, nếu gửi đơn kiến nghị tôi nên gửi đến những nơi nào có Thẩm Quyền điều tra và xem xét vụ việc?
Việc này đã xảy ra với không dưới 5 người cũng là giáo viên thực hành trong tổ giáo viên của trường. mọi trường hợp khác do sợ bị đuổi việc nên cũng đã chi trả tiền cho ông chủ mang xe và hóa đơn về nộp lại sau khi sửa chữa.


Luật sư Tư vấn trực tuyến gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 07/08/2019

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh

– Luât Dân sự 2015;

– Luật Hình sự 2015.

3./ Luật sư trả lời

Trong tình huống mà bạn đưa ra yếu tố cần xác định đầu tiên đó là lỗi. Cần xem xét trong trường hợp này, xe bị hỏng trên đường đi công tác thì bố bạn có lỗi hay không, lỗi chủ quan hay khách quan, và lỗi nhiều hay lỗi ít. Sau đó xem xét đến vấn đề về pháp lý: Bố bạn và công ty có ký hợp đồng hoặc bản cam kết về việc chịu trách nhiệm khi được giao tài sản (xe) phục vụ trong công việc hay không. Tiếp đến là có biên bản bàn giao xe hay không,……Lưu ý cần xác định lại rõ vấn đề này thì mới có thể xét xem việc yêu cầu đòi bồi thường của công ty là hợp lý hay không – đây là một yếu tố vô cùng quan trọng.

Theo thông tin mà bạn cung cấp, tình huống có thể được hiểu theo hướng bố bạn không hề có lỗi trong việc xe hỏng mà do xe đã sử dụng lâu ngày nên máy móc bị hưu hỏng theo thời gian. Và việc công ty bàn giao xe cho bố bạn cũng không hề có giấy tờ gì.

Căn cứ vào quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

 “1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2.Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Bởi vậy, nếu xe tự hỏng do máy đã cũ, mà không phải lỗi do va chạm gì thì không thể là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được. Bố bạn có thể làm đơn yêu cầu phía công ty giải trình về cơ sở yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại 30 tr, và chỉ ra rằng căn cứ này là không hợp lý bằng việc chứng minh:

– Mình không có lỗi trong việc chiếc xe bị hỏng;

– Kết quả kiểm định của trung tâm sửa xe, hóa đơn thiết bị thay thế. Hãy chỉ ra được sự vô lý trong việc đòi bồi thường.

(Ví dụ, thay thế acquy xe. Hãy chỉ ra acquy có tuổi thọ dùng được bao nhiêu năm; phải thay acquy trong trường hợp nào; theo kết quả kiểm định của trung tâm thì lúc bố bạn đang sử dụng xe, acquy đã dùng được bao lâu; và chỉ ra trong thời gian ngắn như vậy thì việc yêu cầu sửa chữa, khắc phục tài sản được giao là hợp lý hay không)

– Nếu phía Công ty từ chối yêu cầu của gia đình bạn, thì bố bạn hoàn toàn có thể gửi đơn lên tòa án yêu cầu phía công ty hoàn trả số tiền cho mình.

Kết hợp thêm thông tin là có 05 giáo viên cũng bị trường hợp tương tự như bố bạn (tức cũng được công ty giao cho sử dụng xe kém chất lượng, xuống cấp xong yêu cầu bồi thường và trả tiền sửa chữa xe) thì đây hoàn toàn có thể cấu thành trách nhiệm hình sự đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 của Bộ luật Hình sự 2015:

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

  1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.”

Theo đó, bố bạn và 5 giáo viên còn lại có thể cùng tập hợp lại kèm đơn và các căn cứ đã nêu ở trên gửi đơn tố giáo đến cơ quan công an quận/huyện/thành phố để cơ quan chứng năng điều tra và phát giác hành vi phạm tội. Nếu đủ căn cứ thì cơ quan công an sẽ tiến hành khởi tố vụ án hình sự.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com