Những điều cần biết khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

Về việc chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Theo quy định tại điều 38 BLLĐ 2012 thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp trong những trường hợp luật định:

“Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.”

Khi chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp thì NSDLĐ sẽ phải tuân thủ quy định về thời gian báo trước quy định tại khoản 2 điều này:

“2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng”

Như vậy, người lao động muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải có một trong các lý do nêu tại Khoản 1 , Điều 38 và tuân thủ thời hạn báo trước tương ứng với các lý do đó theo quy định tại Khoản 2, Điều 38 Bộ luật lao động năm 2012. Nếu không đáp ứng những điều kiện này thì người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

  1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
  2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.
  3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
  4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
  5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

Cách thức giải quyết của người lao đông.

Thứ nhất, người lao động  có thể nhờ sự can thiệp của tổ chức Công đoàn tại cơ quan người lao động  để bảo vệ quyền lợi của mình trong trường hợp này. Khi đó, tổ chức công đoàn sẽ phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp để cùng với tổ chức đại diện của NSDLĐ thương thảo, giải quyết vấn đề vì Công đoàn có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao đông theo quy định tại điều 188 BLLĐ:
“Điều 188. Vai trò của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động
Công đoàn cơ sở thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động; tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động; đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.

  Thứ hai, nếu như sự tham gia của Công đoàn không có hiệu quả thì người lao động  có thể làm đơn khởi kiện NSDLĐ ra Tòa án nhân dân huyện tại địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động để Tòa án bảo vệ quyền lợi cho mình và theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 201 thì tranh chấp trong trường hợp này không bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải:

“Tranh chấp lao động  cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a, Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”.

hoặc bạn có thể ủy quyền cho Công đoàn khởi kiện tại Tòa án để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mình vì theo quy định tại khoản 8, Điều 10 Luật Công Đoàn quy định về quyền và trách nhiệm của Công đoàn:

“Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động uỷ quyền”.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com