[Hỏi đáp Wiki Luật] Tư vấn về thừa kế theo quy định pháp luật ?

Câu hỏi:
Thưa luật sư! Cho em hỏi tình huống như thế này: Khi ông, bà còn sống có để lại giấy ủy quyền quản lí mảnh đất A, và 1 người con của ông bà có đăng kí sử dụng mảnh đất B, ông bà đồng ý , khi ông bà mất, đứa con này yêu cầu và được UBND cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cả 2 mảnh đất. Việc làm như vậy là có đúng hay không?

 

 

 

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật dân sự năm 2005

2. Luật sư tư vấn:

Để biết được người con thực hiện như vậy có đúng hay không? Bạn cần dựa theo quy định của pháp luật để xem xét.

Trước hết, với hợp đồng ủy quyền quản lý mảnh đất A

Căn cứ Bộ luật dân sự 2005:

Ðiều 589. Chấm dứt hợp đồng uỷ quyền

Hợp đồng uỷ quyền chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

  1. Hợp đồng uỷ quyền hết hạn;
  2. Công việc được uỷ quyền đã hoàn thành;
  3. Bên uỷ quyền, bên được uỷ quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định tại Ðiều 588 của Bộ luật này;
  4. Bên uỷ quyền hoặc bên được uỷ quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

Vậy khi ông, bà mất coi khi hợp đồng ủy chấm dứt. Người được giao quản lý sẽ không thực hiện quản lý được nữa.

Thứ hai, việc người con xin công nhận quyền sử dụng đất với hai mảnh đất này, cần phải xem xét Điều 676 Bộ luật dân sự 2005:

“Ðiều 676. Người thừa kế theo pháp luật

  1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

  2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
  3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.

Vậy nếu như hàng thừa kế thứ nhất nay chỉ còn người con này, thì toàn bộ di sản thừa kế ông bà để lại mà không có di chúc sẽ do người con này hưởng thừa kế. Trường hợp xác định có còn ai trong hàng thừa kế thứ nhất thì có thể thực hiện thủ tục khởi kiện phân chia di sản thừa kế theo quy định trên.


 

 

Wiki Luật kính đáp!

    Câu trả lời trên chỉ mang tính chất tham khảo nằm trong khuôn khổ phạm vi nội dung câu hỏi mà quý khách gửi tới. Đối với trường hợp cụ thể hơn hoặc xuất hiện các tình tiết pháp lý khác thì các văn bản pháp luật điều chỉnh trên đây có thể không được áp dụng hoặc đã hết hiệu lực và được thay thế bằng văn bản khác.

    Để giải quyết nhanh chóng, chính xác những vướng mắc đang mắc phải hay nhu cầu tư vấn hỗ trợ pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi, yêu cầu của quý khách sẽ được chuyển đến các luật sư đầu ngành trong từng lĩnh vực cùng trực tiếp trao đổi và giải đáp.

    Chúng tôi rất mong được phục vụ, hợp tác cùng Quý khách!
Xin gửi đến Quý khách hàng lời chúc Sức khỏe, Hạnh phúc, Thành công và lời chào trân trọng nhất./.

Bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến!

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com