Làm sao để nhà mua trước hôn nhân không thành tài sản chung?

Làm sao để nhà mua trước hôn nhân không thành tài sản chung?

Để hạn chế một số tranh chấp tài sản chung của vợ chồng cũng như có cơ sở xác định tài sản là của chung hay của riêng, pháp luật về hôn nhân và gia đình đã có một số quy định mới để điều chỉnh vấn đề này.

                              

Theo quy định tại Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung, trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác (như thỏa thuận chỉ để một người đứng tên).

Do vậy, kể từ ngày Luật này có hiệu lực (1/1/2015) hợp đồng mua bán nhà phải có chữ ký của cả hai vợ chồng. Nếu một trong hai người không ký thì người không ký phải lập văn bản (cũng phải được công chứng) ủy quyền cho người kia đại diện đứng tên hoặc cam kết đó là tài sản riêng của người kia. Sau khi có văn bản này thì hợp đồng mua bán mới được thực hiện, chứng nhận.

Đối với trường hợp bên mua chưa kết hôn thì phải xuất trình Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (được cấp chưa quá 6 tháng).

Đối với trường hợp bên mua đã ly hôn thì phải xuất trình Bản án hoặc quyết định của tòa án cho ly hôn đã có hiệu lực pháp luật và Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân với nội dung kể từ khi ly hôn đến khi được cấp giấy không kết hôn với ai.

Với quy định nói trên, bạn thuộc trường hợp phải xin Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Thủ tục mua nhà gồm các bước sau:

Bước 1. Ký hợp đồng mua bán nhà tại Phòng/Văn phòng công chứng

Các bên đến Phòng/Văn phòng công chứng bất kỳ trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà để đề nghị chứng nhận hợp đồng mua bán nhà.

Bên bán phải xuất trình bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản khác gắn liền với đất; bản chính CMND, sổ hộ khẩu của vợ, chồng; bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

Bên mua phải xuất trình bản chính CMND, sổ hộ khẩu.

Trường hợp một trong các bên độc thân (chưa kết hôn hoặc đã ly hôn) thì phải có các Giấy tờ về tình trạng hôn nhân như đã hướng dẫn ở trên.

Bước 2. Nộp thuế và đăng ký sang tên.

Theo thỏa thuận của các bên, một trong các bên nộp hồ sơ khai thuế, lệ phí trước bạ và đăng ký biến động tại Cơ quan đăng ký quyền sử dụng đất. Sau đó, cơ quan đăng ký quyền sử dụng đất sẽ chuyển hồ sơ sang cơ quan thuế để cơ quan này ra thông báo thuế. Căn cứ thông báo thuế, người nộp hồ sơ nộp thuế tại kho bạc được ghi trên thông báo thuế. Sau khi nộp thuế, đương sự nộp Giấy nộp tiền vào kho bạc cho cơ quan đăng ký quyền sử dụng đất và chờ nhận kết quả (giấy chứng nhận mới) trong thời hạn luật định.

Về nghĩa vụ tài chính:

Liên quan đến chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng nhà, thông thường các bên phải chịu các khoản sau: lệ phí công chứng, soạn thảo hợp đồng, thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ, lệ phí thẩm định địa chính, phí cấp giấy chứng nhận.

Việc bên nào chịu các khoản nói trên do các bên thỏa thuận và cần phải ghi rõ trong hợp đồng mua bán nhà.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com