[Chuyên mục hỏi đáp Wiki Luật] Thủ tục mở cửa hàng bán hoa quả và cấp giấy an toàn vệ sinh thực phẩm ?

Chào luật sư công ty Luật Minh Khuê, hiện tại tôi đang muốn mở cửa hàng kinh doanh các loại trái cây có nguồn gốc trong nước và một số các sản phẩm mứt cùng nước ép trái cây.xin tư vấn giúp tôi cần những thủ tục pháp lý nào? Có cần chứng nhận an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm mứt, nước ép trái cây và hoa quả sấy hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

1. Cơ sở pháp lý:

Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

Luật an toàn thực phẩm 2010.

2. Luật sư tư vấn:

Chị muốn mở của hàng kinh doanh nước ép trái cây và một số các sản phẩm mứt cùng nước ép trái cây thì đây là ngành nghề kinh doanh liên quan đến thực phẩm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên chị phải làm thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể theo quy định tại điều 71 nghị định 78/2015/NĐ-CP :

“Điều 71. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

1. Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Số vốn kinh doanh;

d) Số lao động;

đ) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

2. Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định này;

c) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

3. Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thi người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

4. Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh”.

Mẫu giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ cá thể chị có thể tham khảo trong phụ lục III-1 ban hành kèm theo thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT về hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp.

Chị sẽ nộp lên cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc phòng tài chính kế hoạch của ủy ban nhân dân cấp huyện nơi chị dự định đặt địa điểm kinh doanh. Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ, chị sẽ được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chị sẽ làm hồ sơ lên cục an toàn thực phẩm để xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Điều kiện để xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản an toàn thực phẩm theo quy định tại điều 34 luật an toàn thực phẩm 2010:

“Điều 34. Đối tượng, điều kiện cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

1. Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này;

b) Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”.

Hồ sơ anh sẽ chuẩn bị theo quy định tại điều 36 luật an toàn thực phẩm :

“Điều 36. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

1. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

d) Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

đ) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 của Luật này;

b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải giải đáp bằng văn bản và nêu rõ lý do”.

Trên đây là quy trình để bạn có thể kinh doanh mặt hàng là thực phẩm chức năng. Bên cạnh đấy bạn sẽ phải bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh thực phẩm trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể của doanh nghiệp bạn.

Những điều cần lưu ý: Nếu hộ gia đình bạn thuộc quy định tại điều 12 của nghị định 38/2012/NĐ-CP thì sẽ không phải xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

“Điều 12. Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

1. Việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện đối với từng cơ sở sản xuất, kinh doanh; từng nhà máy sản xuất độc lập tại một địa điểm (sau đây gọi tắt là cơ sở), trừ các trường hợp sau:

a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

b) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

c) Bán hàng rong;

d) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định”.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com