Khởi kiện chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật ?

Khởi kiện chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật ?

Thưa luật sư, Bố mẹ tôi ly dị, 2 chị em chúng tôi ở với mẹ. Bố tôi lấy vợ khác và có 1 con chung. Bố tôi mất. Vợ bố tôi bán nhà, chúng tôi ở xa nên không biết việc bán nhà. Cho tôi hỏi: Chúng tôi có được hưởng tiền bán nhà theo pháp luật không? Tiến hành khởi kiện vợ bố tôi như thế nào? Xin cám ơn!
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật dân sự của công ty luật Wiki.Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Wiki. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật dân sự 2005;

Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung 2011;

Luật hôn nhân và gia đình 2014;

2. Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, theo như bạn trình bày thì có thể thấy rằng đây là tài sản của bố bạn và vợ hai. Vậy để xác định hành vi bán nhà của vợ hai là đúng hay sai? Bạn cần xác định đây là tài sản riêng, chung của bố bạn và vợ hai trong thời kỳ hôn nhân.

Căn cứ Luật hôn nhân và gia đình 2014:

“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”.

“Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này”.

Dựa trên những quy định này bạn có thể xác định là tài sản chung hay riêng của bố bạn và vợ hai. Đặt ra hai trường hợp:

– Đây là tài sản chung của bố bạn và vợ hai: Vậy khi thực hiện bán tài sản này sẽ phải có sự xác nhận của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định của pháp luật (do bố bạn mất không để lại di chúc).

Căn cứ Bộ luật dân sự 2005:

“Ðiều 676. Người thừa kế theo pháp luật

  1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại”.

Theo đó, bố bạn có quyền đối với 1/2 số tài sản chung này, bạn và những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất có quyền hưởng thừa kế đối với số tài sản này. Nên bạn có quyền khởi kiện chia di sản thừa kế trong trường hợp này.

– Trường hợp đây không phải là tài sản chung của bố bạn và vợ hai, mà là tài sản riêng của vợ hai thì bạn không có quyền khởi kiện chia tài sản này.

Thứ hai, Thủ tục khởi kiện sẽ xác định theo Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung 2011:

“Điều 25. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

  1. Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam.
  2. Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.
  3. Tranh chấp về hợp đồng dân sự.
  4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 29 của Bộ luật này.
  5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.
  6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
  7. Tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
  8. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật.
  9. Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
  10. Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
  11. Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
  12. Các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định.

Điều 33. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

  1. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
    a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này;

    b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này;

    c) Tranh chấp về lao động quy định tại khoản 1 Điều 31 của Bộ luật này.

  2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6 và 7 Điều 26 của Bộ luật này;

    b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 của Điều 28 của Bộ luật này.

  3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

  1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

    b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

    c) Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản.

Dựa trên quy định này, bạn xác định thực hiện khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp quận (huyện, thành phố thuộc tỉnh) nơi có bất động sản.

Mẫu đơn khởi kiện, bạn có thể tham khảo: Tại đây.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com