Sử dụng súng giả đe dọa có vi phạm pháp luật

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Sử dụng súng giả đe dọa có vi phạm pháp luật?

Hôm 20/5/2018 vừa rồi, vào khoảng 0:20 sáng khi tôi đang điều khiển xe máy trên đường Nguyễn Trãi đoạn qua học viện an ninh thì gặp một nhóm 3 thanh niên lao ra dùng một thứ gì đó như súng chĩa vào đe dọa, tôi đã rất sợ hãi và ngã xe, sau khi tôi ngã thì đám thanh niên này cười to và bỏ chạy, tôi bị vỡ nửa thân xe sau và đèn xin nhan, tôi muốn hỏi là hành vi này có phạm pháp không? Đám thanh niên đó chỉ chạc khoảng 15-17 tuổi.


Luật sư Tư vấn Luật Hình sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 31 tháng 05 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề trách nhiệm của người dùng súng giả đe dọa 

  • Bộ luật Dân sự 2015;
  • Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

3./ Luật sư tư vấn

Hành vi dùng súng giả đe dọa người tham gia giao thông trên đường và làm người đó tổn hại về sức khỏe trong trường hợp này là vi vi phạm pháp luật. Người có hành vi này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với hành vi xâm phạm sức khỏe người khác như sau:

  • Trách nhiệm dân sự:

Căn cứ Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015, trong trường hợp này, hành vi dùng súng đe dọa người khác là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến gây tai nạn cho người điều khiển phương tiện giao thông. Do đó, người có hành vi này có trách nhiệm phải bồi thường đối với những tổn thất mà người bị thiệt hại phải gánh chịu. Trách nhiệm bồi thường được xác định bao gồm bồi thường về sức khỏe và bồi thường về tài sản bị thiệt hại do hành vi đó.

Tuy nhiên, trường hợp này, người bị thiệt hại phải chứng minh được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi đe dọa của những người thanh niên đó và hậu quả xảy ra.

  • Trách nhiệm hình sự:

Người có hành vi đe dọa này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định của pháp luật hình sự. Cụ thể, Căn cứ Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về Tội cố ý gây tổn hại cho sức khỏe người khác như sau:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

 

Theo đó, ở đây, mặc dù nhóm thanh niên dùng súng giả để thực hiện hành vi dọa người khác, tuy nhiên, dưới góc độ người khác không thể phân biệt được và tin đó là súng thật dẫn đến những hậu quả xấu có thể xảy ra nhất là khi người đó đang tham gia giao thông. Hành vi này là hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội.

Do vậy, trong trường hợp này, anh/chị cần báo cho cơ quan công an phường hoặc công an quản lý trật tự tại nơi diễn ra hành vi nêu trên để cơ quan chức năng kịp thời có biện pháp ngăn chặn hành vi của nhóm đổi tượng này. Bên cạnh đó, khi xác định được nhóm đối tượng nêu trên, anh/chị có quyền yêu cầu các đối tượng thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với những tổn hại của mình.

Với những tư vấn về câu hỏi Sử dụng súng giả đe dọa có vi phạm pháp luật, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Bài liên quan:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com