Không mang giấy tờ tùy thân ban đêm bị phạt bao nhiêu

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Không mang giấy tờ tùy thân ban đêm bị phạt bao nhiêu?

Xin chào anh, em hôm trước khi đi ship hàng về muộn thì bị công an họ giữ lại kiểm tra hành chính, do em không mang theo chứng minh thư và bằng lái, giấy tờ xe thì có mà họ yêu cầu phải giữ xe, đưa về phường và xử phạt nặng, do trời tối muộn nên em phải xin mãi họ mới cho đi, công việc của em rất hay phải đi tối mà không phải lúc nào cũng đầy đủ giấy tờ vậy em xin hỏi là lỗi không mang đủ giấy tờ bị xử phạt như thế nào ạ để mình có thể chủ động hơn sau này?


Không mang giấy tờ tùy thân ban đêm bị phạt bao nhiêu?
Không mang giấy tờ tùy thân ban đêm bị phạt bao nhiêu?

Luật sư Tư vấn Không mang giấy tờ tùy thân ban đêm bị phạt bao nhiêu.– Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 5 tháng 12năm 2017

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

  • Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 của Chính phủ về chứng minh nhân dân
  • Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ quy định về xuất nhập cảnh
  • Luật Căn cước công dân 2014

3./Luật sư trả lời

     Giấy tờ tuỳ thân là giấy tờ xác định đặc điểm và nhận dạng nhân thân của một người.Thông thường, các loại giấy tờ có dán ảnh hợp lệ và có đóng dấu giáp lai lên ảnh có thể được chấp nhận.

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể giấy tờ tùy thân gồm những giấy tờ nào. Thực tiễn áp dụng pháp luật thừa nhận các giấy tờ tùy thân có giá trị pháp lý để sử dụng bao gồm: Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân, Hộ Chiếu,…Hiện nay, đã có Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 của Chính phủ về chứng minh nhân dân (CMND) khẳng định giấy CMND là một loại giấy tờ tuỳ thân. Ngoài ra theo khoản 3, Điều 4 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ quy định về xuất nhập cảnh thì Hộ chiếu quốc gia được sử dụng thay thế CMND.

Bên cạnh đó, Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định như sau:

Điều 20. Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân

1. Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định tại Điều 18 của Luật này; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.

4. Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.”

 Như vậy, pháp luật  hiện hành đã thừa nhận Chứng minh nhân dân và Thẻ Căn cước Công dân là giấy tờ tùy thân có giá trị pháp lý. Với hành vi không xuất trình được giấy tờ tùy thân, hiện nay pháp luật có quy định như sau:

Căn cứ Nghị định 167/2013 NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

“Điều 9.Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chứng minh nhân dân

1.Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không xuất trình chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;”

“Điều 17.Vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại

1.Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người nước ngoài đi lại trên lãnh thổ Việt Nam mà không mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu.”

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên, người dân không xuất trình chứng minh thư khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền, sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP (không kể đó là ban đêm hay ban ngày).

Đối với người nước ngoài, khi đi lại trên lãnh thổ Việt Nam mà không mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu sẽ bị phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Bài liên quan:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com