Di chúc miệng của người sắp chết có giá trị không

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Di chúc miệng của người sắp chết có giá trị không?

TP. Hải Dương,

Ông em trước khi qua đời không kịp lập di chúc văn bản mà chỉ kịp nói vài lời trước mặt tất cả con cháu về việc chia di sản, mọi người đều nghe được và ghi nhận ý chí của ông, không ai phản đối cả, vậy đó có được coi là di chúc không và có giá trị không, chúng em có thể dùng nó để làm căn cứ sang tên, tách mảnh đất của ông bà không?

Cám ơn!


Di chúc miệng của người sắp chết có giá trị không?
Di chúc miệng của người sắp chết có giá trị không?

Luật sư Tư vấn Di chúc miệng của người sắp chết có giá trị không – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 4 tháng 12 năm 2017

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Bộ luật Dân sự 2012

3./Luật sư trả lời

     Căn cứ Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc miệng như sau:

Điều 629. Di chúc miệng

1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.”

     Như vậy, một người được lập di chúc miệng khi người đó đang ở trong tình trạng bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản. Tính hợp pháp của di chúc miệng được xác định như sau:

Căn cứ khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc miệng là hợp pháp như sau:

“5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”

Như vậy, di chúc miệng của người sắp chế là hợp pháp khi:

– Di chúc được lập trước ít nhất 2 người làm chứng.  Người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ;

– Di chúc được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chức thực, xác nhận chữ kí hoặc điểm chỉ của người làm chứng trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Bài liên quan:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com