Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Con mấy tuổi thì khi ly hôn được tự lựa chọn sống với bố hay mẹ?
Tôi và chồng kết hôn năm 2014, có 1 con chung sinh năm 2015, chúng tôi tự nhấn thấy cuộc sống hôn nhân không còn là mong muốn của cả hai nữa, trước giờ chỉ là cố gắng để con có môi trường phát triển tốt, tuy nhiên đến nay thì không được nữa nên vợ chồng tôi đã đi đến thỏa thuận ly hôn, con tôi đã lớn và cháu có mong muốn ở với mẹ hơn là với bố do cháu là con gái nên tình cảm lắm, vậy tòa có xem xét quyết định của cháu để cho tôi quyền nuôi con không? Chồng tôi cũng muốn trực tiếp chăm sóc cháu.
Hỗ trợ dịch vụ ly hôn trọn gói – 1900.0191
Luật sư Tư vấn Con mấy tuổi thì khi ly hôn được tự lựa chọn sống với bố hay mẹ – Gọi 1900.0191
1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý
Ngày 5 tháng 12 năm 2017
2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
3./ Luật sư trả lời
Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1.Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2.Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.”
Theo đó, cha mẹ có nghĩa vụ nuôi và chăm sóc con cái của mình sau ly hôn. Việc ai sẽ là người trực tiếp nuôi con sẽ do vợ chồng thỏa thuận. Trong trường hợp con từ 7 tuổi trở lên, thì việc cha hay mẹ chăm sóc xem xét theo nhu cầu của con cái lựa chọn ở với bố hoặc mẹ. Nhưng trên thực tế, để đảm bảo sự chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cho con là tốt nhất thì sự lựa chọn của con cái cũng chỉ là chỉ một kênh thông tin để Tòa án lựa chọn quyết định giao con cho ai. Tòa án sẽ xem xét đến toàn bộ các điều kiện để có thể đáp ứng tốt nhất cho việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con sau ly hôn để quyết định việc trao quyền nuôi con cho ai khi cha mẹ không thỏa thuận được.
Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Bài liên quan:
- Khái niệm nhà riêng lẻ ở nông thôn được hiểu như thế nào
- Xin giấy phép xây dựng có mất phí không
- Uống rượu lái ô tô bị phạt bao nhiêu tiền
- Của hồi môn là tài sản chung hay riêng
- Hút cần sa lần đầu xử phạt hành chính bao nhiêu
- Tố cáo hành hung đến cơ quan nào
- Di chúc miệng của người sắp chết có giá trị không
- Có được tự chọn họ cho con không phải họ cha mẹ
- Đóng bảo hiểm sau khi bị tai nạn thì có được hưởng chế độ sau tai nạn lao động
- Nghỉ việc 1 năm rồi rút tiền bảo hiểm xã hội ngay có được không