Bình luận về chế định hộ gia đình trong Bộ luật Dân sự

Bình luận về chế định hộ gia đình trong Bộ luật Dân sự

25/11/2015

Bộ luật Dân sự hiện hành quy định chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự bao gồm: Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình và tổ hợp tác. Riêng đối với thể nhân (cá nhân) và pháp nhân, Bộ luật này có nhận thức không khác biệt nhiều so với nhận thức của các nền pháp luật ở các quốc gia khác. Thể nhân và pháp nhân luôn luôn được coi là những chủ thể thực sự và thông thường của luật dân sự nói riêng và của pháp luật nói chung. Đôi khi một số học giả chỉ bàn luận xung quanh câu chuyện định nghĩa khái niệm pháp nhân, bản chất của pháp nhân và vấn đề có hay không sự tồn tại tất yếu của pháp nhân hay vai trò của nó trong đời sống xã hội và mối tương quan của nó với thể nhân…

Thế nhưng hộ gia đình và tổ hợp tác có phải là chủ thể của luật dân sự hay không đã trở thành vấn đề được tranh luận khá sôi nổi từ khi xây dựng Bộ luật Dân sự năm 1995 tới nay. Có ý kiến cho rằng, chỉ nên quy định chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là cá nhân và pháp nhân, không nên quy định địa vị pháp lý của hộ gia đình với tư cách là chủ thể độc lập của quan hệ pháp luật dân sự, thay vào đó, nên quy định việc tham gia của hộ gia đình vào các quan hệ pháp luật dân sự tại các chế định tương ứng của Bộ luật Dân sự tương lai. Ngược lại, có quan điểm coi hộ gia đình là chủ thể độc lập của quan hệ pháp luật dân sự. Ngoài ra có ý kiến đề nghị không nên có quy định về hộ gia đình.

Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, trân trọng kính mời Quý bạn đọc đón đọc bài viết “Bình luận về chế định hộ gia đình trong Bộ luật Dân sự” của tác giả Phạm Thị Hương Giang đăng tải trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật định kỳ số tháng 11 (284) năm 2015.

Mộc Miên

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com