Vấn đề xảy ra khi Giao dịch online và thanh toán qua dịch vụ chuyển tiền

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Vấn đề xảy ra khi Giao dịch online và thanh toán qua dịch vụ chuyển tiền?

Anh chị tư vấn giúp em với ạ. Em và anh A có giao dịch mua bán online. Em nhận hoá đơn, tiền và xuất hàng , anh A đã nhận hàng đầy đủ.Vì anh A bên Nhật, nên dùng qua dịch vụ chuyển tiền . Em không biết họ giao dịch với nhau như nào, em chỉ giao dịch với anh A .Bây giờ bên dịch vụ mà anh A nhờ chuyển tiền, họ chưa nhận được tiền của anh A trong khi đã chuyển tiền cho em. Và có dấu hiệu bị lừa không trả.! Họ quay ra đòi em và nói sẽ làm đơn khiếu nại với nội dung ” chuyển nhầm tiền – và cố tình chiếm giữ tài sản Điều 176″ ( cả em – bên mua – người chuyển tiền ) đều không biết nhau.

Anh chị giúp em đáp trả một cách hợp lý nhất ạ.


Luật sư Tư vấn Luật Dân sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 28 tháng 05 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề tranh chấp về thanh toán qua dịch vụ chuyển tiền

  • Bộ luật Dân sự 2015;
  • Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

3./ Luật sư tư vấn

Trên cơ sở nội dung nêu trên, trong hợp đồng mua bán giữa chị và anh A, anh A có nghĩa vụ thanh toán tiền, chị có nghĩa vụ giao hàng. Việc thanh toán và chuyển hàng do các bên thỏa thuận. Như vậy, ở đây chị đã thực hiện xong nghĩa vụ và anh A đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng mua bán.

Đối với bên chuyển tiền, giữa anh A và bên chuyển tiền phát sinh giao dịch dân sự, theo đó, bên chuyển tiền thực hiện việc giao tiền cho chị – người thụ hưởng, anh A có nghĩa vụ thanh toán cho bên dịch vụ chuyển tiền.

Do đó, trên cơ sở pháp luật dân sự, anh A đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán cho bên chuyển tiền.

Như vậy, trường hợp này, giao dịch giữa chị và anh A đã thực hiện xong, việc lấy tiền trên quy định pháp luật là hoàn toàn hợp pháp. Ở đây có hành vi vi phạm nghĩa vụ của anh A đối với bên chuyển tiền. Cho nên, trường hợp này, bên chuyển tiền cần có biện pháp để yêu cầu anh A thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Căn cứ Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội chiếm giữ tài sản trái phép như sau:

” Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản

1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản tộ giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

Vậy, trường hợp này, việc chiếm giữ tài sản của chị là hợp pháp, không thuộc trường hợp pháp luật quy định đối với tội phạm theo quy định nêu trên. Nếu bên chuyển tiền cố tình khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chị cần cung cấp các thông tin, giấy tờ liên quan đến việc mua bán của mình để chứng minh quyền được nhận tiền hợp pháp của mình.

Với những tư vấn về câu hỏi Vấn đề xảy ra khi Giao dịch online và thanh toán qua dịch vụ chuyển tiền, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Bài liên quan:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com