Tư vấn mở công ty sửa chữa máy móc

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Tư vấn mở công ty sửa chữa máy móc

Em và 2 người bạn có kế hoạch chung vốn để mở công ty sửa chữa máy móc, thiết bị điện tử, như vậy bọn em có cần những điều kiện gì để có thể hoạt động không, 3 bọn em đều không học đại học chỉ tốt nghiệp cấp 3 nhưng 2 trong số 3 đứa đã từng đi làm nghề này và có 3 năm kinh nghiệm rồi thì có được không, em xin cảm ơn.


Luật sư Tư vấn Luật Doanh nghiệp – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 31 tháng 05 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề tư vấn mở công ty sử chữa máy móc

  • Luật Đầu tư 2014 sửa đổi, bổ sung 2017
  • Luật Doanh nghiệp 2014

3./ Luật sư tư vấn

Sửa chữa máy móc, thiết bị là ngành nghê kinh doanh không nằm trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư 2014 sửa đổi, bổ sung 2017. Do đó, để thực hiện hoạt động kinh doanh, bạn cần thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp hợp pháp theo quy định pháp luật doanh nghiệp và có đăng ký ngành nghề hoạt động kinh doanh phù hợp.

Thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật doanh nghiệp như sau:

Bước 1: Người đăng ký doanh nghiệp Nộp hồ sơ theo quy định tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch đầu tư cấp tỉnh.

Bước 2: Phòng đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, yêu cầu sửa đổi, bổ sung các tài liệu trong trường hợp cần sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Khi hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho người đăng ký kinh doanh trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày hồ sơ hợp lệ.

Với lĩnh vực sửa chữa máy móc, bạn có thể tham khảo một số ngành nghề kinh doanh như sau:

Theo quyết định 10/2007/QĐ-TTg lĩnh vực sửa chữa máy móc thiết bị điện tử thuộc các mã ngành kinh doanh sau:

STT Tên ngành nghề đăng ký kinh doanh Mã ngành
1 Sửa chữa máy móc, thiết bị; 3312
2 Sửa chữa thiết bị điện tử và quang học; 3313
3 Sửa chữa thiết bị điện; 3314
4 Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô tô, xe  máy và xe có động cơ khác); 3315
5 Sửa chữa thiết bị khác; 3319
6 Sửa chữa máy vi tính và thiết bị ngoại vi; 9511
7 Sửa chữa thiết bị liên lạc; 9512
8 Sửa chữa thiết bị nghe nhìn điện tử gia dụng; 9521

Ngoài ra, khi tiến hành hoạt động kinh doanh, công ty bạn cần thực hiện và tuân thủ các biện pháp phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy.

Vậy, đối với ngành nghề  sửa chữa máy móc, bạn cần thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh nêu trên để có thể thực hiện hoạt động kinh doanh.

Với những tư vấn về câu hỏi Tư vấn mở công ty sửa chữa máy móc, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Bài liên quan:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com