Chế độ ốm đau cho lao động nữ chăm sóc con dưới 7 tuổi ốm.

Căn cứ theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 Luật BHXH 2014 thì Người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và đáp ứng điều kiện:

1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.

  1. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền

Như vậy theo, khi lao động nữ có con dưới 07 tuổ bị ốm đâu và có xác nhận của cơ sơ khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền phải nghỉ việc để chăm sóc con ốm thì sẽ được hưởng chế độ ốm đau.

Trong những ngày nghỉ việc để chăm sóc con ốm đâu, được hưởng quyền lợi theo quy định tại điều 27, 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Cụ thể là :

          + Mức hưởng chế độ ốm đâu trong trường hợp này bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.

+ Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đâu: Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: “1. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.

  1. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thìthời gianhưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.”

+ Về quy trình, thủ tục hồ sơ: Điều 100, 102 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

1, Người lao động nộp bản chính hoặc bản sao giấy ra viện của con điều trị nội trú, nếu như điều trị ngoại trú thì nộp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Trongn trường hợp khám chữa bệnh ở nước ngoài thì nộp bản dịch tiến Việt của giấy khám chữa bệnh ở nước ngoài cấp.

2,  Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100 của Luật  bảo hiểm xã hội 2014 cho người sử dụng lao động..

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

 

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;

 

Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do

 

Bài viết có thể bạn muốn xem thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com