Xuất hóa đơn cho dịch vụ cung cấp tour ở Campuchia như thế nào

Xuất hóa đơn cho dịch vụ cung cấp tour ở Campuchia như thế nào
Xuất hóa đơn cho dịch vụ cung cấp tour ở Campuchia như thế nào

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Xuất hóa đơn cho dịch vụ cung cấp tour ở Campuchia như thế nào

Luật sư Tư vấn Xuất hóa đơn cho dịch vụ cung cấp tour ở Campuchia như thế nào – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến Công ty Luật LVN. Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 18 tháng 12 năm 2017

2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng

3./ Luật sư trả lời

Về việc lập hóa đơn thì theo quy định của Thông tư 39/2014/TT-BTC khoản 1 Điều 3:

Điều 3. Loại và hình thức hóa đơn

1. Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật.

2. Các loại hóa đơn:
a) Hóa đơn giá trị gia tăng (mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5 ban
hành kèm theo Thông tư này) là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế
giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:
– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;
– Hoạt động vận tải quốc tế;
– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
– Xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài.
b) Hóa đơn bán hàng dùng cho các đối tượng sau đây:
– Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp
khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường
hợp được coi như xuất khẩu, xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài
(mẫu số 3.2 Phụ lục 3 và mẫu số 5.2 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
– Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch
vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân
trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước
ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”
(mẫu số 5.3 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
Ví dụ:
– Doanh nghiệp A là doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp
khấu trừ vừa có hoạt động bán hàng trong nước vừa có hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài. Doanh nghiệp A sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng cho hoạt động bán
hàng trong nước và hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài.
– Doanh nghiệp B là doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng theo phương
pháp khấu trừ vừa có hoạt động bán hàng trong nước vừa có hoạt động bán hàng
cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan. Doanh nghiệp B sử dụng hóa đơn
GTGT cho hoạt động bán hàng trong nước và cho hoạt động bán hàng vào khu
phi thuế quan.
– Doanh nghiệp C là doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào nội địa và bán hàng
hóa ra nước ngoài (ngoài lãnh thổ Việt Nam) thì sử dụng hóa đơn bán hàng, trên
hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.
– Doanh nghiệp D là doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp
trực tiếp, khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nước, cho khu phi thuế quan, khi xuất
khẩu hàng hóa ra nước ngoài, doanh nghiệp D sử dụng hóa đơn bán hàng.
c) Hóa đơn khác gồm: tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm…
d) Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải
quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập
theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Hình thức hóa đơn.
Hóa đơn được thể hiện bằng các hình thức sau:
a) Hóa đơn tự in là hóa đơn do các tổ chức kinh doanh tự in ra trên các thiết bị
tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
b) Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định
tại Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành;
c) Hóa đơn đặt in là hóa đơn do các tổ chức đặt in theo mẫu để sử dụng cho
hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu
để cấp, bán cho các tổ chức, hộ, cá nhân.
4. Các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm
phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý (mẫu
số 5.4 và 5.5 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).

Hóa đơn sẽ lập khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ; theo đó, để xác định việc lập hóa đơn cho khoản nào thì bạn phải xác định xem công ty bạn cung cấp dịch vụ gì cho khách hàng:

+ Trong trường hợp công ty bạn chỉ nhận thu hộ, sau đó chi hộ cho bên nước ngoài, vậy thì ở đây không cần phải có hóa đơn, công ty của bạn và khách hàng cần có hợp đồng thỏa thuận với nhau về việc chi hộ này để có thể làm thủ tục với ngân hàng (nhận tiền cũng như chuyển khoản cho đối tác ở Campuchia).

+ Trường hợp công ty bạn cung cấp dịch vụ tour ở Campuchia thì công ty bạn sẽ phải lập hóa đơn theo quy định.

Trong trường hợp này, theo quy định của thông tư 219/2013/TT-BTC Điều 9 quy định:

“1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.

Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật….

Trường hợp cung cấp dịch vụ mà hoạt động cung cấp vừa diễn ra tại Việt Nam, vừa diễn ra ở ngoài Việt Nam nhưng hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa hai người nộp thuế tại Việt Nam hoặc có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì thuế suất 0% chỉ áp dụng đối với phần giá trị dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất 0% trên toàn bộ giá trị hợp đồng. Trường hợp, hợp đồng không xác định riêng phần giá trị dịch vụ thực hiện tại Việt Nam thì giá tính thuế được xác định theo tỷ lệ (%) chi phí phát sinh tại Việt Nam trên tổng chi phí.”

Vậy với số chi phí tour ở Việt Nam thì sẽ chịu thuế GTGT như bình thường, với số chi phí tour ở Campuchia thì sẽ chịu thuế GTGT 0% (cung cấp dịch vụ ở nước ngoài)

Thời điểm lập hóa đơn

Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để được giải đáp nhanh nhất.

Sự hài lòng của quý khách là nỗ lực của chúng tôi!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com