Không đưa được người lao động đi nước ngoài bị xử lý thế nào

Không đưa được người lao động đi nước ngoài bị xử lý thế nào
Không đưa được người lao động đi nước ngoài bị xử lý thế nào

Câu hỏi được gửi từ khách hàng:

Tôi làm ở công ty cung cấp lao động, tháng trước chúng tôi có ký hợp đồng về việc đưa 30 người lao động Việt Nam sang Trung Quốc làm việc, nhưng do gặp phải một số vấn đề về chính sách của Trung Quốc mà người lao động không đạt được nên chúng tôi chỉ có thể đưa được 23 người sang làm việc, xót lại 7 người. 7 người này đã làm đơn tố cáo lên công an rằng chúng tôi lừa đảo, trong khi chúng tôi đã giải thích rất rõ và có văn bản chứng minh kèm, tôi xin hỏi như vậy nếu sự việc này được tiếp tục trên công an thì chúng tôi có bị ảnh hưởng gì không?

Luật sư Tư vấn Không đưa được người lao động đi nước ngoài bị xử lý thế nào – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến Công ty Luật LVN. Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 31 tháng 01 năm 2018

2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Bộ luật Dân sự 2015;

Bộ luật Hình sự 2015;

Nghị định 119/2014/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết một số Điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo.

3./ Luật sư trả lời

Căn cứ theo Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015, trách nhiệm dân sự của bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng được quy định như sau:

Điều 351. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ

1. Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.

Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.

2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.

Do đó, chỉ trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc do hoàn toàn lỗi của 7 người còn lại công ty chưa đưa được sang Trung Quốc dẫn đến việc công ty bạn không thực hiện đúng nghĩa vụ với 7 người này  thì công ty bạn mới không phải chịu trách nhiệm. Công ty bạn sẽ là bên có nghĩa vụ chứng minh sự kiện bất khả kháng hoặc lỗi của 7 người đã dẫn đến việc vi phạm nghĩa vụ của mình.

Xem xét về sự kiện bất khả kháng, nếu trong hợp đồng có quy định về Điều khoản miễn trách thì căn cứ vào hợp đồng để xác định xem sự thay đổi chính sách của Trung Quốc dẫn đến việc công ty không đưa được 7 người còn lại sang Trung Quốc làm việc có là sự kiện miễn trách hay không. Nếu có thì công ty bạn không phải chịu trách nhiệm. Nếu không thì công ty bạn phải chịu trách nhiệm. Trường hợp trong hợp đồng không quy định về Điều khoản miễn trách thì chiểu theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015:

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.’

Xét thấy chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước thường có thể dự đoán trước thông qua các dự thảo luật, tình hình chính trị, kinh tế – xã hội. Do vậy, công ty bạn hoàn toàn có thể đoán được sự thay đổi cũng như xu hướng thay đổi của chính sách để đề phòng. Vì thế, nếu căn cứ vào khái niệm được đưa ra trong Bộ luật Dân sự 2015 thì đây không thể coi là một trường hợp bất khả kháng hay miễn trách.

Khi phát sinh trách nhiệm dân sự của công ty do sự vi phạm nghĩa vụ thì công ty bạn có thể phải chịu các trách nhiệm sau: trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trách nhiệm chấm dứt, tạm ngừng hoặc tiếp tục thực hiện hợp đồng theo yêu cầu của bên có quyền.

Về phía nhóm 7 người lao động còn lại, trường hợp công ty bạn có trách nhiệm dân sự nhưng lại không thực hiện trách nhiệm của mình thì 7 người này có thể làm thủ tục khiếu nại lên chính công ty đối với khiếu nại lần đầu; lên Cục trưởng cục quản lý lao động nước ngoài đối với khiếu nại lần hai. Hoặc làm thủ tục tố cáo công ty lên Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Chánh Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Hoặc khởi kiện vụ án tại Tòa án nhân dân cấp huyện.

Ngoài ra, nếu nhóm 7 người lao động chứng minh được công ty bạn biết hoặc phải biết về sự thay đổi chính sách của Trung Quốc thì họ hoàn toàn có thể tố giác công ty bạn ra cơ quan Công an  và công ty có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm).

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để được giải đáp nhanh nhất.

Sự hài lòng của quý khách là nỗ lực của chúng tôi!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com