Không có hợp đồng lao động có được hưởng chế độ của người lao động

Không có hợp đồng lao động có được hưởng chế độ của người lao động
Không có hợp đồng lao động có được hưởng chế độ của người lao động

Câu hỏi được gửi từ khách hàng:

Kính chào các luật sư, tôi làm trong một công ty về xây dựng, và thường xuyên phải trực tiếp thi công trên các công trình xây dựng, tuy nhiên tôi lại không có hợp đồng lao động với công ty hay chủ quản, chỉ là những giao kết bằng miệng, tôi muốn hỏi là như vậy tôi có được hưởng các chế độ của người làm việc không ạ?

Luật sư Tư vấn Không có hợp đồng lao động có được hưởng chế độ của người lao động – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến Công ty Luật LVN. Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 22 tháng 01 năm 2018

2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Bộ luật Dân sự 2015;

Bộ luật Lao động 2012.

3./ Luật sư trả lời

Căn cứ vào Điều 16 Bộ luật Lao động 2012 thì hợp đồng lao động phải được các bên ký kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 3 tháng thì các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.

Xét thấy, theo Điều 117, Điều 129 và Điều 407 Bộ luật Dân sự 2015 thì mặc dù hình thức của hợp đồng là một trong các điều kiện hiệu lực của hợp đồng lao động nhưng nếu một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì một bên hoặc các bên có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch. Lúc đó, hợp đồng lao động giữa bạn và công ty coi như không vi phạm về hình thức pháp lý nữa hay hợp đồng lao động được công nhận; từ đó, bạn sẽ được hưởng các chế độ của người lao động như bình thường. Trong trường hợp một bên hoặc các bên chưa thực hiện được hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì không đủ căn cứ để Tòa công nhận giao dịch về lao động là hợp pháp. Lúc này, giữa bạn và công ty không hình thành hợp đồng lao động nên bạn sẽ không được hưởng các chế độ của người lao động.

Đối với các công việc có thời gian ít hơn 3 tháng thì việc bạn và công ty thỏa thuận bằng miệng không vi phạm pháp luật vì vậy bạn sẽ được hưởng các chế độ của người lao động bình thường.

Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

  1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
  2. a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  3. b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
  4. c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
  5. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

  1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
  2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Điều 407. Hợp đồng vô hiệu

  1. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.
  2. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
  3. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.

 

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để được giải đáp nhanh nhất.

Sự hài lòng của quý khách là nỗ lực của chúng tôi!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com