Bàn về một số điểm mới trong Luật Công chứng năm 2014

Bàn về một số điểm mới trong Luật Công chứng năm 2014

22/12/2014

Qua thực tiễn thi hành từ khi có hiệu lực đến nay, Luật Công chứng năm 2006 đã bộc lộ một số bất cập cần phải điều chỉnh, chính vì vậy, Luật Công chứng năm 2014 ra đời thay thế cho Luật Công chứng năm 2006 như là một tất yếu. Luật mới được đánh giá là đã tạo thuận lợi lớn cho người dân, tạo sự phấn khởi cho các tổ chức hành nghề công chứng. Theo đó, Luật này đã đưa ra rất nhiều quy định mới như: Ban hành mức trần thù lao công chứng; quy định vị trí, vai trò của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên; chuyển đổi, giải thể phòng chông chứng; chuyển nhượng văn phòng công chứng; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên… Trong đó, có những quy định có thể là hoàn toàn mới chưa từng tồn tại trong các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động công chứng, hoặc đã từng tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định và tùy từng quy định sẽ có ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau đối với hoạt động công chứng. Vì vậy, chúng ta cần có cách hiểu, cách vận dụng đúng đắn để có thể đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu sử dụng dịch vụ công chứng.

Do đó, để góp phần giúp thực thi Luật Công chứng mới đạt hiệu quả, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Bàn về một số điểm mới trong Luật Công chứng năm 2014” của tác giả Tuấn Đạo Thanh và Nguyễn Duy Ninh, đăng trên số 64 trang tháng 11/2014. Trong khuôn khổ phạm vi bài viết, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu một số điểm mới liên quan trực tiếp tới hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ công chứng như về quy định công chứng bản dịch, chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký, vị trí, vai trò của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên.

Ngô Huyền

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com