Bán thực phẩm chức năng chưa kịp đăng ký bị xử lý như thế nào

Câu hỏi: Bán thực phẩm chức năng chưa kịp đăng ký bị xử lý như thế nào

Công ty chúng tôi chuyên cung cấp các thực phẩm chức năng giúp tăng cường hoạt động tim mạch, cải thiện sức khỏe, chống các lão hóa tuổi già, tháng vừa rồi chúng tôi đã ra mắt một sản phẩm mới và đưa vào thị trường luôn song song với việc xin phép đăng ký thì có phạm pháp không?


Bán thực phẩm chức năng chưa kịp đăng ký bị xử lý như thế nào
Bán thực phẩm chức năng chưa kịp đăng ký bị xử lý như thế nào

Luật sư Tư vấn Bán thực phẩm chức năng chưa kịp đăng ký bị xử lý như thế nào – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm sự kiện pháp lý

Ngày 30 tháng 09 năm 2017

2./ Cơ sở pháp lý

Luật an toàn thực phẩm 2010

Thông tư 43/2014/TT-BYT

Nghị định 38/2012/NĐ-CP

Nghị định 178/2013/NĐ-CP

3./ Luật sư trả lời

Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học. (Xem chi tiết tại Điều 2 Thông tư 43/2014/TT-BYT).

Để được phép bán một sản phẩm chức năng trên thị trường, thực phẩm chức năng phải đáp ứng các điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm (Điều 10 Luật an toàn thực phẩm 2010) và điều kiện bảo đảm an toàn đối với  thực phẩm chức năng (Điều 14 Luật an toàn thực phẩm 2010). Theo đó, thực phẩm chức năng trước khi được đem bán phải có thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của thành phần tạo nên chức năng đã công bố; đối với thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường phải có báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm (Xem chi tiết tại Chương 2 Nghị định 38/2012/NĐ-CP)

Nếu người bán bán thực phẩm chức năng thuộc diện phải có báo cáo thử nghiệm kết quả về công dụng của sản phẩm mà không có báo cáo theo quy định thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và buộc thu hồi hàng hóa vi phạm (Điều 23 Nghị định 178/2013/NĐ-CP).

      Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN


 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com