Quyền, chế độ được chăm sóc sức khỏe của người lao động

Câu hỏi: Quyền, chế độ được chăm sóc sức khỏe của người lao động

Chúng tôi là tập thể công nhân đang làm tại công xưởng chế biến nước giải khát, trong quá trình làm việc chúng tôi rất hay phải tiếp xúc với những môi trường nhiều vi khuẩn, cặn đường bám sinh ra không khí oi nồng, ẩm thấp rất khó chịu, tôi muốn hỏi chúng tôi có những quyền, chế độ được chăm sóc sức khỏe của người lao động nào?


Quyền, chế độ được chăm sóc sức khỏe của người lao động
Quyền, chế độ được chăm sóc sức khỏe của người lao động

Luật sư Tư vấn Quyền, chế độ được chăm sóc sức khỏe của người lao động – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1. Thời điểm sự kiện pháp lý

Ngày 13 tháng 09 năm 2017

2. Cơ sở pháp lý

Luật lao động 2012

Nghị định 85/2015/NĐ – CP

Thông tư 26/2013//TT-BLĐTBXH

Thông tư 11/2013/TT-BLĐTBXH

3. Luật sư trả lời

Nhằm đảm bảo cho người lao động có sức khỏe tốt trong quá trình lao động, pháp luật lao động Việt Nam đã ban hành nhiều quy định cũng như các văn bản về quyền và chế độ được chăm sóc sức khỏe của người lao động, đặc biệt đối với các nhóm lao động đặc biệt như lao động nữ; lao động nữ là lao động nữ mang thai, lao động người cao tuổi, lao động là người vị thành niên, người khuyết tật…

Đối với lao động nói chung

Việc chăm sóc sức khỏe cho người lao động được quy định tại điều 152 Luật lao động 2012 sau đây:

Điều 152. Chăm sóc sức khỏe cho người lao động

1. Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại công việc để tuyển dụng và sắp xếp lao động.

2. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

3. Người lao động làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp phải được khám bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ Y tế.

4. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động đúng theo quy định của pháp luật.

5. Người lao động sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu còn tiếp tục làm việc, thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao động.

6. Người sử dụng lao động phải quản lý hồ sơ sức khoẻ của người lao động và hồ sơ theo dõi tổng hợp theo quy định của Bộ Y tế.

7. Người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi hết giờ làm việc phải được người sử dụng lao động bảo đảm các biện pháp khử độc, khử trùng.

Theo đó, người lao động được sắp xếp công việc theo sức khỏe của mình ví dụ như người sử dụng lao động không được tuyển dụng lao động nữ làm các công việc được liệt kê tại danh mục kèm theo thông tư 26/2013//TT-BLĐTBXH; người sử dụng lao động chỉ được tuyển dụng lao động là người chưa thành niên làm các công việc được liệt kê tại danh mục kèm theo thông tư 11/2013/TT-BLĐTBXH …

Người lao động được nơi làm việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp với công việc có điều kiện làm việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp; giám định y khoa nếu người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Ngoài ra người lao động phải lập hồ sở sức khỏe và hồ sơ theo dõi tổng hợp theo quy định của bộ y tế , phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động theo quy định của pháp luật và đảm bảo các biện pháp khử độc, khử trùng khi hết giờ làm việc cho người lao động đối với công việc ở nơi có yêu tố gây nhiểm độc, nhiễm trùng.

Đối với lao động nữ

Do các đặc điểm cấu tạo cơ thể khác biệt giữa cá thể nam và nữ mà lao động nữ được pháp luật cho phép hưởng nhiều quyền lợi cũng như chế độ chăm sóc sức khỏe ngoài các quyền lợi chung của một người lao động.

Thứ nhất, khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ. Nghĩa là trong trường hợp này, nếu người sử dụng lao động muốn thay đổi về chế độ chăm sóc sức khỏe cho lao động nữ thì phải tham khảo ý kiến của họ hoặc đại diện của họ.

Thứ hai, nơi làm việc phải đảm bảo có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh

Đặc biệt, đối với lao động nữ đang mang thai, còn được hưởng một số quyền được quy định tại Điều 155 Bộ luật lao động 2012 như sau:

Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ

1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:

a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.

3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.

5. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Lao động nữ đang mang thai còn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 157 Luật lao động 2012 và được đảm bảo việc làm khi nghỉ thai sản theo quy định tại Điều 158 Luật lao động 2012

Đối với lao động là người cao tuổi

Người sử dụng lao động phải đặc biệt quan tâm thường xuyên đến sức khỏe của nhóm người lao động này.

Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những việc độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm, có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người cao tuổi, trừ khi pháp luật cho phép.

Đối với lao động là người chưa thành niên.

Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên vào những công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt lao động, tiền lương, sức khoerm học tập trong quá trình lao động.

Người sử dụng lao động phải lập sổ theo rõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và cuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu câu.

Điều 163. Nguyên tắc sử dụng lao động là người chưa thành niên

1. Không được sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

2. Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần.

Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi không được quá 4 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần và không được sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

3. Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề và công việc theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

4. Không được sử dụng người chưa thành niên sản xuất và kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần và các chất gây nghiện khác;

5. Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để người lao động chưa thành niên và người dưới 15 tuổi tham gia lao động được học văn hoá.

Đối với lao động là người khuyết tật

Người sử dụng lao động phải đảm bảo về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động. Khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền lợi của người lao động là người khuyết tật thì phải tham khao ý kiến của họ.

Ngoài những gì đã nêu ở trên, anh/ chị có thể tham khảo thêm nghị định 45/2013/ NĐ-CP, nghị định 85/2015/NĐ – CP, thông tư 26/2013//TT-BLĐTBXH, thông tư 11/2013/TT-BLĐTBXH.

      Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN


 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com