Phân tích khoản 5, 6 điều 194 Bộ luật Lao động năm 2012

Phân tích khoản 5, 6 điều 194 Bộ luật Lao động năm 2012
Phân tích khoản 5, 6 điều 194 Bộ luật Lao động năm 2012

Câu hỏi: Phân tích khoản 5, 6 điều 194 Bộ luật Lao động năm 2012?


Luật sư Tư vấn Phân tích khoản 5, 6 điều 194 Bộ luật Lao động năm 2012 – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1. Thời điểm sự kiện pháp lý

Ngày 10 tháng 08 năm 2017

2. Cơ sở pháp lý

Bộ luật Lao động 2012

3. Luật sư trả lời

“Điều 194. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động

  1. Việc giải quyết tranh chấp lao động trước hết phải được hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội.
  2. Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi một trong hai bên có đơn yêu cầu do một trong hai bên từ chối thương lượng, thương lượng nhưng không thành hoặc thương lượng thành nhưng một trong hai bên không thực hiện.”

Khoản 5, 6 điều 194 là hai trong sáu điều khoản nói về các nguyên tắc cơ bản mà pháp luật lao động yêu cầu người sử dụng lao động, người lao động và cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuân theo khi giải quyết một vụ tranh chấp lao động. Hai điều khoản này có nội dung về thủ tục thương lượng, hòa giải và thẩm quyền của cơ quan nhà nước khi giải quyết một vụ tranh chấp lao động.

Do pháp luật coi quan hệ lao động là một quan hệ dân sự hình thành do thỏa thuận của hai bên; trong đó, một bên là người sử dụng lao động và một bên là người lao động nên pháp luật luôn tôn trọng và đề cao việc các bên tự thương lượng, quyết định khi giải quyết tranh chấp. Vì việc giải quyết tại cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thường tốn nhiều thời gian, công sức, tiền của lại có thể khiến quá trình sản xuất bị trì trệ, danh tiếng công ty bị ảnh hưởng nên pháp luật bắt buộc trước hết khi có tranh chấp thì các bên phải thực hiện thủ tục thương lượng, hòa giải thông qua hòa giải viên lao động. Nguyên tắc của việc thương lượng, hòa giải phải là trực tiếp giữa người sử dụng lao động và người lao động, do trong quá trình thương lượng có thể có nhiều vấn đề nảy sinh không thể lường trước được nên việc ủy quyền hay thông qua đại diện để tham gia thương lượng hòa giải sẽ không đảm bảo được quyền và lợi ích cũng như tính chủ động cho các bên. Nếu thủ tục hòa giải thành thì kết quả hòa giải được công nhận, tranh chấp kết thúc. Ngược lại, nếu hòa giải không thành thì các bên có thể nộp đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được giải quyết.

Là một khâu không thể thiếu trong quá trình tố tụng giải quyết một vụ án tranh chấp lao động, nếu việc hòa giải, thương lượng chưa được bắt đầu mà đương sự đã nộp đơn đến cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp thì đó là sai thủ tục tố tụng do vậy đơn yêu cầu sẽ không được chấp nhận. Phương án giải quyết tranh chấp lao động tại cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể được sử dụng khi một trong hai bên từ chối thương lượng, thương lượng nhưng không thành hoặc thương lượng thành nhưng một trong hai bên không thực hiện. Việc giải quyết tranh chấp lao động chỉ có thể do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiến hành, vì chỉ những chủ thể này mới có thể nhân danh nhà nước để giải quyết tranh chấp, và bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước để đảm bảo thi hành quyết định giải quyết tranh chấp.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN


 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com