Vào nhà người khác chưa được sự cho phép bị xử lý thế nào

Câu hỏi: Vào nhà người khác chưa được sự cho phép bị xử lý thế nào?


Vào nhà người khác chưa được sự cho phép bị xử lý thế nào
Vào nhà người khác chưa được sự cho phép bị xử lý thế nào

Luật sư Tư vấn – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1. Thời điểm sự kiện pháp lý

Ngày 29 tháng 06 năm 2017

2. Cơ sở pháp lý

– Hiến pháp 2013

– Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)

– Bộ luật Tố tụng hình sự 2003

3. Luật sư trả lời

      Khoản 2 điều 22 Hiến pháp 2013 đã quy định:

“Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.”

      Chỗ ở của công dân được hiểu là bất kỳ nơi nào đang có người cư trú hợp pháp và được cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương thừa nhận. Đây có thể là nơi thường trú, chỗ ở lâu dài (không phân biệt đó là thuộc sở hữu nào như nhà riêng, tập thể, nhà thuê, mượn, hay nơi di động như thuyền của ngư dân…), nhưng có thể là nơi tạm trú (như phòng ở trong khách sạn). Theo điều 8 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định về việc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân thì không ai được xâm phạm chỗ ở của công dân và việc khám xét chỗ ở khi tiến hành tố tụng phải theo đúng quy định của pháp luật.

      Như vậy việc vào chỗ ở của một người phải được người đó đồng ý. Chỉ trong trường hợp được pháp luật quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được tiến hành khám xét chỗ ở của một người và việc khám xét phải theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Xâm phạm chỗ ở của người khác là một tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự tại điều 124 như sau:

“1. Người nào khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.”

      Vậy, việc tùy tiện vào chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của họ là hành vi trái pháp luật và người nào có hành vi xâm phạm chỗ ở hợp pháp của người khác thì sẽ chịu gánh chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Hình phạt áp dụng đối với tội phạm này bao gồm các hình phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn với mức tối thiểu là 3 tháng và mức tối đa là 3 năm. Ngoài các mức hình phạt trên, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

      Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900 0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN


 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com