Tư vấn về hưởng chế độ khi bị tai nạn lao động

Câu hỏi: Tư vấn về hưởng chế độ khi bị tai nạn lao động?


Tư vấn về hưởng chế độ khi bị tai nạn lao động
Tư vấn về hưởng chế độ khi bị tai nạn lao động

Luật sư Tư vấn – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1. Thời điểm sự kiện pháp lý

Ngày 30 tháng 06 năm 2017

2. Cơ sở pháp lý

Bộ Luật Lao động 2012

Luật bảo hiểm xã hội 2006

Điều 5 nghị định 44/2013/ NĐ-CP

Công văn 4785/LĐTBXH-LĐTL của bộ lao động thương binh và xã hội về việc hướng dẫn thi hành bộ luật lao động.

3. Luật sư trả lời

      Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là các sự việc tuy không mong muốn nhưng lại thường xuyên xảy ra, gây thiệt hại cho cả người lao động và người sử dụng lao động. Các quy định của pháp luật xoay quanh vấn đề này, trao cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp những quyền lợi, chế độ từ phía người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội như sau:

a. Quyền lợi từ phía Người sử dụng lao động:

      Theo khoản 1 điều 142 Bộ luật lao động 2012, tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Từ quy định này cho thấy tai nạn lao động theo pháp luật lao động Việt Nam không chỉ bao gồm các chấn thương về mặt thể chất như bị thương, gãy tay, gãy chân trong quá trình lao động mà còn bao gồm cả các tổn thương về mặt tinh thần. Bên cạnh đó, công việc dẫn đến những tổn thương cho người lao động phải xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Ví dụ, cùng một hành vi đi xe máy trên đường và bị tai nạn giao thông trong giờ làm việc, một người làm dịch vụ chuyển phát sẽ được coi là tai nạn lao động. Việc di chuyển trên đường liên quan trực tiếp đến công việc và nhiệm vụ của nhân viên chuyển phát này. Ngược lại, việc tham gia giao thông của một nhân viên bình thường nhằm mục đích cá nhân không được coi là công việc gắn liền với công việc, nhiệm vụ lao động được giao, vì vậy tai nạn xảy ra không được coi là tai nạn lao động và không được hưởng các quyền lợi của người bị tai nạn lao động.

      Người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế, và thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong suốt quá trình chữa bệnh đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế. Mặc dù trong quá trình chữa bệnh do bị tai nạn lao động, người lao động có thể không có khả năng làm việc cho người sử dụng lao động nhưng người sử dụng lao động vẫn có nghĩa vụ trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động. Hơn nữa, người sử dụng lao động phải trả một khoản bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với trường hợp người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội một khoản tiền tương ứng với chế độ bị tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp trong luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra không do lỗi của người lao động và người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì người lao động được người sử dụng lao động bồi thường với các mức như sau:

  • Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
  • Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

      Nếu sự việc xảy ra do lỗi của người lao động thì người lao động được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại trường hợp nêu trên.

      Trong trường hợp  hợp đồng lao động hết hiệu lực trong quá trình điều trị, người sử dụng lao động vẫn phải có trách nhiệm trả đủ tiền lương theo hợp đồng trong suốt thời gian điều trị cho người lao động mặc dù hợp đồng này đã hết hạn.

      Người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết các chế độ cho người lao động theo theo quy định pháp luật trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động bị tai nạn lao động hoặc được xác định bị bệnh nghề nghiệp.

b. Quyền lợi từ phía Cơ quan Bảo hiểm:

      Đối tượng được hưởng chế độ tai nạn lao động gồm

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, có xác định thời hạn, theo mua vụ, theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thười hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng
  • Cán bộ, công chức, viên chức,
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyện môn kỹ thuật công an nhân dân.
  • Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có tiền lương.

      Người lao động phải là người bị tai nạn lao động , thuốc đối tượng được hưởng chế độ tai nạn lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn lao động mới được hưởng chế độ tai nạn lao động.

      Người bị tai nạn lao động được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả chế độ tai nạn lao động. Việc chi trả này được thực thông qua hình thức trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng.

      Nếu người lao động bị suy giảm khả năng lao động dưới 31% thì được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lận được quy định cụ thể:

  • Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 5 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0.5 lần mức lương cơ sở
  • Ngoài mức trợ cấp nêu trên, người lao động còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0.5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0.3 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liên kê trước khi nghỉ việc để điều trị.

      Theo đó mức trợ cấp một lần được tính theo công thức sau:

Mức trợ cấp một lần =
Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động
+ Mức trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH

      Nếu người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng. Mức trợ cấp hàng tháng được quy định như sau:

  • Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở
  • Ngoài mức trợ cấp trên thì hàng tháng người lao động còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0.3% mức tiền lương đóng bao hiểm xã hội của tháng liên kê trước khi nghỉ việc để điều trị

      Người lao động bắt đầu được hưởng trợ cấp kể từ tháng điều trị xong, ra viện; nếu cần giám định lại mức suy giảm khả năng lao động thì tính từ tháng có kết luận của hội đồng y khoa.

      Người lao động bị tai nạn lao động dẫn đến tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn tùy thuộc vào tình trạng thương tật, bệnh tật.

      Nếu người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài việc được hưởng trợ cấp hàng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vị bằng mức lương cơ sở.

      Trong trường hợp người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5-10 ngày. Trong thời gian này, người lao động được hưởng mức lương một ngày bằng 25% mức lương cơ sở nế nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đinh; bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung.

      Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900 0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN


 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com