Tư vấn về hoạt động thanh toán thông qua dịch vụ ví điện tử

Tư vấn về hoạt động thanh toán thông qua dịch vụ ví điện tử
Tư vấn về hoạt động thanh toán thông qua dịch vụ ví điện tử

Câu hỏi: Tư vấn về hoạt động thanh toán thông qua dịch vụ ví điện tử?

Tôi làm trong lĩnh vực IT nên thường xuyên mua bán và sử dụng các dịch vụ liên quan đến công nghệ thông tin, gần đây tôi có sử dụng một số dịch vụ có tên là ví điện tử thấy rất tiện và khá hiệu quả, trong thời gian tới tôi dự định sẽ chuyển toàn bộ các hoạt động giao dịch của mình và công ty của tôi qua ví điện tử này nên trước hết mong muốn được luật sư hướng dẫn về những quy định của pháp luật hiện tại về việc bảo vệ quyền lợi cho tôi khi giao dịch thông qua dịch vụ ví điện tử.


Luật sư Tư vấn Tư vấn về hoạt động thanh toán thông qua dịch vụ ví điện tử – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1. Thời điểm sự kiện pháp lý

Ngày 20 tháng 07 năm 2017

2. Cơ sở pháp lý

Khoản 6 Điều 3, Điều 13 Thông tư 39/2014/TT-NHNN.

Khoản 2 điều 10 Nghị định 101/2012/ NĐ – CP

3. Luật sư trả lời

Dịch vụ ví điện tử là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ tạo lập trên vật mang tin (như chip điện tử, sim điện thoại di động, máy tính…), cho phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tương đương với số tiền được chuyển từ tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử theo tỉ lệ 1:1 và được sử dụng làm phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Đây được coi là một dịch vụ trung gian thanh toán.

Để có thể thanh toán bằng dịch vụ ví điện tử, khách hàng cần lập một tài khoản thanh toán tại ngân hàng, mỗi tài khoản chỉ được cho phép mở một ví điện tử. Người mở tài khoản thanh toán là cá nhân phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự; người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. Người chưa đủ 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật.

Ví điện tử chỉ nhằm tạo thuận lợi cho việc thanh toán các giao dịch dân sự, thương mại, đặc biệt là khi các bên có cản trở về mặt địa lý , các giao dịch trực tuyến. Do vậy, về bản chất, ví điện tử chỉ biến tiền mặt thành tiền điện tử, người dùng vẫn chỉ được tiêu sài trong giới hạn tiền mình có trong ví mà không thể sử dụng vượt quá số dư trong tài khoản như trong hình thức thẻ tín dụng hay thẻ thanh toán và tất nhiên, các giao dịch thanh toán bằng dịch vụ ví điện tử vẫn phải chịu các khoản thuế như khi thanh toán bằng tiền mặt, không chỉ vậy, người dùng còn phải trả thêm một khoản phí sử dụng dịch vụ cho nhà cung cấp dịch vụ. Bên cạnh đó, việc có chấp nhận thanh toán thông qua các kênh trung gian thanh toán này hay không hoàn toàn phụ thuộc vào đơn vị chấp nhận thanh toán, và trên thực tế, một số ví điện tử chỉ nhằm thành toán cho chính đơn vị bán hàng của nó như ví FPT. Thật sự ví điện tử có thể mang lại cho khách hàng rất nhiều tiện lợi trong việc thanh toán, chuyển và nhận tiền nhưng mặt khác, dịch vụ ví điện tử lại tiềm ẩn nguy cơ bị trộm tiền thông qua các lỗ hổng bảo mật, mất tài khoản nếu người sử dụng để lộ thông tin

Điều 13 Thông tư 39/2014/ TT – NHNN quy định trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ dịch vụ đối với khách hàng sử dụng dịch vụ như sau:

Điều 13. Trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán

1. Đối với khách hàng sử dụng dịch vụ:

a) Quy định và thông báo các điều khoản và điều kiện về việc sử dụng dịch vụ qua các kênh thích hợp (trang thông tin điện tử của tổ chức cung ứng dịch vụ, tờ rơi và mẫu hợp đồng/ mẫu đăng ký sử dụng dịch vụ…). Tổ chức cung ứng dịch vụ và/ hoặc phối hợp với ngân hàng phải thỏa thuận với khách hàng các vấn đề sau đây trước khi sử dụng dịch vụ:

  • Các hình thức thanh toán,
  • Các loại phí và lệ phí,
  • Mẫu bảng kê chi tiết giao dịch, thông báo số dư cung cấp cho khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ;
  • Thủ tục trình báo về việc tổn thất, mất mát khi sử dụng dịch vụ, quy trình khiếu nại bao gồm địa điểm, thời gian và cách thức xử lý khiếu nại;
  • Chính sách hoàn trả tiền bao gồm điều kiện, thủ tục, thời gian và chi phí hoàn trả,
  • Quyền và trách nhiệm của khách hàng,
  • Nghĩa vụ của khách hàng trong các trường hợp xảy ra sự cố, tổn thất, mất mát và các giao dịch lừa đảo,
  • Địa chỉ, số điện thoại liên hệ của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

b) Hướng dẫn khách hàng cách thức sử dụng dịch vụ,

c) Kiểm tra, xác thực, cập nhật đầy đủ và chính xác thông tin khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ,

d) Giải quyết hoặc trả lời các khiếu nại, yêu cầu tra soát của khách hàng,

đ)  Bồi thường thiệt hại cho khách hàng do lỗi kỹ thuật của hệ thống, lỗi để lộ thông tin khách hàng và các lỗi khác của tổ chức cung ứng dịch vụ,

e) Đối với dịch vụ Ví điện tử, tổ chức cung ứng dịch vụ có trách nhiệm yêu cầu khách hàng phải có tài khoản thanh toán mở tịa ngân hàng trước khi sử dụng dịch vụ; cung cấp đầy đủ thông tin định kỳ, đột xuất về các giao dịch thanh toán, số dư, hạn mức liên quan đến việc sử dụng dịch vụ khi có yêu cầu của khách hàng.

…”

Theo đó, quyền lợi và nghĩa vụ của người dùng khi thanh toán qua dịch vụ ví điện tử phụ thuộc vào thỏa thuận giữa họ và công ty cung cấp dịch vụ ví điện tử. Do vậy trước khi quyết định sử dụng ví điện tử, người tiêu dùng nên xem xét kỹ các điều khoản thỏa thuận để tránh những thiệt hại, tranh chấp đáng tiếc sau này.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệBộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN


SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com