Tạt sơn pha mắm tôm vào nhà người khác xử lý như thế nào

Câu hỏi: Tạt sơn pha mắm tôm vào nhà người khác xử lý như thế nào?

Có thể nhờ pháp luật giải quyết ?

Chị em ( giờ đang sống trong một gia đình khác ) nhưng mượn tiền và dùng hộ khẩu gia đình em, nợ lên đến chục triệu. Nhà em lúc nào cũng bị tạt nước sơn pha mắm tôm, nhưng không biết cụ thể là ai và không có cách nào chấm dứt tình trạng này. Giờ em phải làm sao, công an có xử lý tình trạng này được không ?


Tạt sơn pha mắm tôm vào nhà người khác xử lý như thế nào
Tạt sơn pha mắm tôm vào nhà người khác xử lý như thế nào

Luật sư Tư vấn Luật Hình sự – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1. Thời điểm sự kiện pháp lý

Ngày 27 tháng 06 năm 2017

2. Cơ sở pháp lý

– Luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)

– Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17 tháng 4 năm 2003 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự

– Nghị định số 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình

3. Luật sư trả lời

Theo như thông tin bạn cung cấp, chúng tôi có những tư vấn như sau nhằm chấm dứt tình trạng trên:

Đầu tiên, có đầy đủ cấu thành để kết luận hành vi ném, tạt sơn pha mắm tôm hay các chất bẩn khác là hành vi gây rối trật tự công cộng. Những hành vi gây rối trật tự công cộng là các hành vi xâm phạm đến con người, đến quyền hoặc lợi ích hợp pháp của họ hoặc xâm phạm đến sở hữu và diễn ra tại nơi công cộng, xâm phạm tình trạng ổn định của sinh hoạt chung xã hội.

     Đối với hành vi gây rối trật tự công cộng, vi phạm quy định về trật tự công cộng, căn cứ vào điểm d, khoản 2, điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác.

     Bên cạnh đó nếu hành vi tạt nước sơn pha mắm tôm, xét thấy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ Luật Hình sự.

Khoản 1 điều 245 Bộ luật Hình sự quy định về Tội gây rối trật tự công cộng như sau: “Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.”

Mặt khác, nếu hành vi này gây ra tổn hại, hư hỏng đối với tài sản thì người thực hiện hành vi còn phải chịu trách nhiệm như sau, tại điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.

     Vậy nếu hành vi tạt nước sơn pha mắm tôm diễn ra nhiều lần, gây hậu quả là làm hư hỏng đến tài sản, không thể sử dụng được, thì sẽ phạm vào tội  hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Tùy theo mức độ thiệt hại mà xét xử phạt vi phạm hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi này.

Hành vi này gây ra tổn hại, hư hỏng đối với tài sản thì người thực hiện hành vi còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự Theo Điều 143 quy định về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản: “Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm”.

     Như vậy, việc ném, tạt sơn pha mắm tôm hay các chất bẩn vào nhà người khác là hành vi vi phạm pháp luật, nhẹ thì có thể bị phạt hành chính còn nếu kéo dài và gây hậu quả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hai tội danh là Tội gây rối trật tự công cộng và Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Bạn có thể trình báo vụ việc lên cơ quan công an nơi bạn cư trú để được giải quyết, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cũng như chấm dứt các hành vi coi thường pháp luật của những đối tượng trên.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua tổng đài điện thoại số: 1900 0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN


 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com