Phát hiện sai phạm của trường mầm non xử lý như thế nào

Câu hỏi: Phát hiện sai phạm của trường mầm non xử lý như thế nào?

Phát hiện sai phạm, nên phản ánh như thế nào, gửi đơn đi đâu?

Tôi phát hiên tại một trường mầm non tư thục có sự sai phạm rất lớn, đó là vi phạm khẩu phần ăn của trẻ rất nhiều. Thật quá đỗi nguy hiểm.
Tôi có được những thông tin cụ thể. Tuy nhiên, hiện nay tôi không nắm giữ những tang chứng đó trong tay
Ai biết xin mách bảo cho tôi, nên phản ánh hiện tượng này như thế nào? gửi đơn đi đâu?
Tôi xin chân thành cảm ơn


Phát hiện sai phạm của trường mầm non xử lý như thế nào
Phát hiện sai phạm của trường mầm non xử lý như thế nào (Ảnh minh họa)

Phòng Tư vấn Luật Giáo dục   – Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1. Thời điểm sự kiện pháp lý

Ngày 26 tháng 06 năm 2017

2. Cơ sở pháp lý

Luật giáo dục 2005

Điều lệ Trường mầm non Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 7/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Nghị định 138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục

3. Luật sư trả lời

Chào bạn, trẻ em là mầm non của đất nước nên luôn được pháp luật chú ý bảo vệ rất chặt chẽ, các quy định của pháp luật hiện hành, cùng những hướng dẫn cụ thể của Bộ Giáo dục điều chỉnh tất cả các trường mầm non không phân biệt là cơ sở nhà nước hay tư thục. Việc xâm hại trẻ em và các quyền của trẻ em luôn bị trừng phạt với khung hình phạt cao nhất nhằm mục đích răn đe và đảm bảo cho trẻ có một môi trường phát triển tốt nhất.

Theo quy định tại Điều 40 Điều lệ Trường mầm non Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 7/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định các hành vi giáo viên và nhân viên không được làm như sau:

Điều 40. Các hành vi giáo viên và nhân viên không được làm

1. Các hành vi giáo viên không được làm:

a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp;

b) Xuyên tạc nội dung giáo dục;

c) Bỏ giờ; Bỏ buổi dạy; Tuỳ tiện cắt xén chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục;

d) Đối xử không công bằng đối với trẻ em;

e) Ép buộc trẻ học thêm để thu tiền;

f) Bớt xén khẩu phần ăn của trẻ em; Làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

2. Các hành vi nhân viên không được làm:

a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp;

b) Đối xử không công bằng đối với trẻ em;

c) Bớt xén khẩu phần ăn của trẻ em; Làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em.

Như vậy, việc vi phạm khẩu phần ăn của trẻ tại trường mầm non là hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật. Nếu bạn phát hiện và có chứng cứ cho hành vi trên bạn có thể gửi đơn và tài liệu chứng minh tới cho những đơn vị có thẩm quyền xử lý sau: Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Sở giáo dục và đào tạo nơi trường đặt trụ sở; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường nơi trường đặt trụ sở; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Hiệu trưởng, giám đốc trường mầm non đó để các cơ quan này ngay lập tức can thiệt xử lý.

Căn cứ Khoản 2, 3 Điều 21 Nghị định 138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục quy định:

Điều 21. Vi phạm quy định về kỷ luật người học, ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người học

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi kỷ luật buộc người học thôi học không đúng quy định.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ngược đãi, xâm phạm thân thể người học.

3. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ giảng dạy từ 1 tháng đến 6 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy bỏ các quyết định trái pháp luật và khôi phục quyền học tập của người học đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.

Bên cạnh đó, nếu hành vi vi phạm khẩu phần ăn của trẻ em cấu thành tội phạm thì người vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ Luật Hình sự.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua tổng đài điện thoại số: 1900 0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN


 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com