Người giám hộ có được sử dụng tài sản mình quản lý vào đầu tư

Câu hỏi: Quy định của pháp luật về Quản lý hộ tài sản của người giám hộ, người giám hộ có được sử dụng tài sản mình quản lý vào đầu tư không?


Người giám hộ có được sử dụng tài sản mình quản lý vào đầu tư
Người giám hộ có được sử dụng tài sản mình quản lý vào đầu tư

Luật sư Tư vấn Người giám hộ có được sử dụng tài sản mình quản lý vào đầu tư – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1. Thời điểm sự kiện pháp lý

Ngày 04 tháng 07 năm 2017

2. Cơ sở pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

3. Luật sư trả lời

      Điều 46 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về Giám hộ như sau:

Điều 46. Giám hộ

1. Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).

2. Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu.

3. Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.

      Bộ luật dân sự 2015 quy định người giám hộ có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình, được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.

      Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi nêu trên.

      Tài sản của người được giám hộ mặc dù dưới sự quản lý của người giám hộ tuy nhiên, chủ sở hữu số tài sản này vẫn là người được giám hộ do vậy người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Mặt khác, để đảm bảo tính khách quan, pháp luật không cho phép hình thành các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ trừ trường hợp giao dịch thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

      Trong các quy định về quản lý hộ tài sản của người được giám hộ, pháp luật chỉ cho phép người giám hộ thực hiện các giao dịch ít có tính rủi ro và nhằm lợi ích của người được giám hộ. Với các giao dịch có giá trị lớn và các giao dịch làm thay đổi tình trạng hiện tại hoặc có tính rủi ro thấp như bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp đặt cọc, người giám hộ cần có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ mới được thực hiện. Hoạt động đầu tư là một hoạt động phức tạp đòi hỏi sự bỏ ra các tài sản về vật chất cũng như phi vật chất, do vậy kết quả đầu tư thu được không thể phân chia được nếu không có một thỏa thuận hình thành giữa người giám hộ và người được giám hộ. Trong khi đó, pháp luật cấm các giao dịch giữa người giám hộ và người được giám hộ. Hơn nữa, đầu tư là hoạt động có tính rủi ro rất cao do nó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ hiểu biết của chủ đầu tư do vậy, người giám hộ không được phép đem tài sản của người mà mình giám hộ đi đầu tư.

      Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900 0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN


 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com