Lỗi vượt đèn vàng được quy định như nào trong pháp luật

Lỗi vượt đèn vàng được quy định như nào trong pháp luật
Lỗi vượt đèn vàng được quy định như nào trong pháp luật

Câu hỏi: Lỗi vượt đèn vàng được quy định như nào trong pháp luật?

Xin luật sư cho biết lỗi vượt đèn vàng trong quy định của Luật giao thông đường bộ thì bị phạt bao nhiêu tiền, và có phân biệt giữa lỗi vượt đèn vàng 1s hay 2s không?


Luật sư Tư vấn Lỗi vượt đèn vàng được quy định như nào trong pháp luật – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

  1. Thời điểm sự kiện pháp lý

Ngày 31 tháng 07 năm 2017

  1. Cơ sở pháp lý

– Luật Giao thông đường bộ 2008

– Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

– Quy chuẩn số QCVN41:2016/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ ban hành kèm theo Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT ngày 08 tháng 4 năm 2016

  1. Luật sư trả lời

Điểm c khoản 3 điều 10 Luật Giao thông đường bộ quy định về tín hiệu đèn vàng như sau:

“Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.”

Theo điều 10 Quy chuẩn QCVN41:2016/BGTVT quy định tín hiệu vàng báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng nhấp nháy báo hiệu được đi nhưng phải chú ý và thận trọng quan sát, nhường đường cho người đi bộ sang đường hoặc các phương tiện khác theo quy định của Luật Giao thông đường bộ. Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Vạch dừng xe”. Nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe”, thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Người vi phạm cố tình điều khiển phương tiện chạy qua vạch sơn “Vạch dừng xe” thì sẽ bị xử phạt về hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Trường hợp phương tiện đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch sơn “Vạch dừng xe”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau, khi đó người điều khiển phương tiện sẽ không bị xử phạt về hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.Như vậy, nếu không tuân thủ theo đúng quy định trên thì người tham gia giao thông sẽ bị xử lý vi phạm hành chính đối với lỗi vi phạm.

Hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông bị xử phạt theo quy định của Nghị định 46/2016/NĐ-CP cụ thể như sau:

– Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng, nếu hành vi này làm gây ra tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điều 5).

– Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng, nếu hành vi này gây ra tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điều 6).

– Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi Điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi Điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng, nếu hành vi này gây ra tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi Điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi Điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng (điều 7).

– Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ khác: Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng (điều 8).

– Đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng (điều 10).

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN


SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com