Đã nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng có đòi lại được không

Đã nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng có đòi lại được không
Đã nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng có đòi lại được không

Câu hỏi: Đã nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng có đòi lại được không?

Tôi đã nhập tài sản riêng của tôi trước khi hôn nhân là mảnh đất được bố mẹ tôi cho riêng vào tài sản chung vợ chồng, có lập văn bản công chứng, vậy giờ tôi muốn đòi lại có được không?


Luật sư Tư vấn Đã nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng có đòi lại được không – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1. Thời điểm sự kiện pháp lý

Ngày 24 tháng 07 năm 2017

2. Cơ sở pháp lý

Điều 38, 39, 40, 42 Luật hôn nhân và gia đình 2014

3. Luật sư trả lời

Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng hoàn toàn có quyền thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung hoặc chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung trừ các trường hợp được quy định tại điều 42 Luật hôn nhân và gia đình như sau:

Điều 42. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

2. Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

a) Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;

b) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;

c) Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;

d) Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;                 

đ) Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;

e) Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Nếu không thuộc các trường hợp pháp luật không cho phép phân chia tài sản thì anh/ chị hoàn toàn có thể lấy lại tài sản riêng đã nhập và tài sản chung vợ chồng nếu chứng minh được tài sản là tài sản riêng của mình hoặc thỏa thuận được với vợ/ chồng của anh/ chị về vấn đề này. Trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản có thể cần được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được quy định như sau:

Điều 39. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

1. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.

2. Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.

3. Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

4. Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”

Sau khi chia tài sản chung thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản không chia vẫn là tài sản chung vợ chồng. Việc phân chia tài sản này không làm thay đổi nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệBộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN


SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com