Chia tài sản chung vợ chồng sau khi chồng qua đời

Chia tài sản chung vợ chồng sau khi chồng qua đời

Mẹ tôi có đi bước nữa với một người đàn ông đã có 2 con. Ngôi nhà hiện đang ở đứng tên mẹ tôi và dượng, 2 người con của dượng tôi không ở chung. Lúc trước dượng tôi có làm giấy cho mẹ tôi 1 nửa căn nhà. Tôi muốn hỏi sau khi dượng tôi qua đời, mẹ tôi có quyền chuyển quyền sử dụng đất sang cho tôi không hay phải phân chia cho 2 con của dượng tôi. Nếu dượng tôi làm di chúc, có quyền được để hết lại căn nhà cho 2 con của dượng không? Rất mong mọi người có thể giải đáp thắc mắc. Xin cảm ơn!

Gửi bởi: Nguyễn Quyên

Trả lời có tính chất tham khảo

Theo như bạn trình bày thì hiện ngôi nhà đang đứng tên mẹ bạn và dượng của bạn như vậy đây là tài sản chung giữa mẹ của bạn và dượng của bạn.

Thứ nhất, khi dượng của bạn qua đời, theo quy định tại Điều 31 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì “vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật thừa kế. Khi vợ hoặc chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản”.

Quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về quyền thừa kế tài sản giữa vợ và chồng tại Điều 663 và Điều 664 như sau:

Điều663.Di chúc chung của vợ, chồng

Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung.

Điều664.Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồng

1. Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào.

2. Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình.

Theo quy định của pháp luật Dân sự, đối với ngôi nhà này, mẹ và dượng của bạncó quyền lập di chúc chung để định đoạt ngôi nhà đó. Việc lập di chúc, quyết định cho bạn hay cho hai người con riêng của dượng của bạn phải được sự thỏa thuận, thống nhất giữa mẹ và dượng của bạn. Di chúc phải được lập thành văn bản, thể hiện được sự thống nhất của cả hai vợ chồng. Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì phải có sự đồng ý của người kia. Nếu dượng của bạn qua đời trước, mẹ của bạn chỉ có thể sửa đổi di chúc phần tài sản của mình, tức là chỉ có thể làm di chúc tặng cho bạn một nửa căn nhà hiện tại. Ngược lại, nếu như mẹ của bạn qua đời trước, bố dượng của bạn cũng không có quyền làm di chúc để lại toàn bộ căn nhà cho hai người con riêng của bố dượng của bạn.

Các văn bản liên quan:

Bộ luật 33/2005/QH11 Dân sự

Luật 22/2000/QH10 Hôn nhân và gia đình

Trả lời bởi: CTV2

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com