Tháng 3/2006 anh Khải, 17 tuổi và chị Đào, 16 tuổi được cha mẹ hai bên tổ chức lễ cưới. Khi phát hiện sự việc, UBND xã, nơi anh Khải cư trú đã xử phạt hành chính cha mẹ anh Khải và cha mẹ chị Đào về hành vi tổ chức tảo hôn, đồng thời Hội Phụ nữ xã đã yêu cầu Toà án huyện ra quyết định huỷ hôn nhân trái pháp luật. Tháng 6/2006, mặc dù đã bị Toà án buộc chấm dứt quan hệ vợ chồng nhưng anh Khải và chị Đào không chấp hành mà vẫn tiếp tục chung sống với nhau như vợ chồng. UBND xã đã ra quyết định xử phạt anh Khải và chị Đào về hành vi tảo hôn. Vậy, việc xử phạt của UBND xã đối với anh Khải, chị Đào như vậy là đúng hay sai?
Xác định UBND xã xử phạt hành chính đối với anh Khải và chị Đào về hành vi tảo hôn có đúng hay không, cần viện dẫn các quy định pháp luật có liên quan để biết anh Khải và chị Đào có phải là chủ thể của hành vi tảo hôn không?
Gửi bởi: Admin Portal
Theo hướng dẫn tại điểm 4.5 tiết 4 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 25/9/2001 hướng dẫn áp dụng các quy định tại Chương XV “Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình” của Bộ luật Hình sự năm 1999, thì chủ thể của tội tảo hôn, ngoài năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định chung còn phải thoả mãn dấu hiệu đặc thù, đó là phải đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình (Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000). Từ quy định này có thể thấy, trách nhiệm pháp lý đối với người có hành vi tảo hôn chỉ đặt ra khi người thực hiện hành vi đó đã từ 20 tuổi trở lên (đối với nam) và từ 18 tuổi trở lên (đối với nữ).
Vận dụng hướng dẫn về đường lối xử lý tội tảo hôn trên, trong trường hợp này, việc UBND xã xử phạt anh Khải, chị Đào về hành vi tảo hôn là không phù hợp với quy định của pháp luật vì mặc dù các đương sự đã bị Toà án có thẩm quyền ra quyết định buộc chấm dứt quan hệ vợ chồng nhưng đến thời điểm bị xử phạt cả anh Khải, chị Đào đều chưa đủ tuổi kết hôn, do đó không bị xử phạt hành chính về hành vi tảo hôn.
Các văn bản liên quan:
Luật 22/2000/QH10 Hôn nhân và gia đình
Trả lời bởi: Admin Portal