Hiện tại, cha mẹ tôi đã ly thân và đang chờ ngày ra tòa để hòa giải. Thời gian chung sống với nhau, cha tôi luôn nhậu nhẹt, la hét, đập phá đồ đạc trong gia đình, và có hành vi rượt chém con cái trong lúc say sỉn, nên trong nhà lúc nào cũng căng thẳng, mệt mỏi, gây hoang mang cho những người trong gia đình. Mọi người đã khuyên nhủ nhưng cha tôi vẫn vậy, thậm chí còn chửi cả những bậc sinh thành. Phía bà nội tôi thì luôn bênh vực con mình dù biết con mình làm sai. Hiện nhà em có 5 người: cha, mẹ, chị hai năm nay 26 tuổi, tôi 23 tuổi và em trai 10 tuổi.
Trong khoảng thời gian cha mẹ kết hôn, nhà ngoại tôi có cho 10 cây vàng để cha mẹ làm ăn, nhà nội cũng cho 9,5 cây vàng để cha mẹ tôi mua nhà. Tài sản đứng tên 2 vợ chồng. Nay khi biết mẹ tôi muốn ly hôn, bà nội nói là tài sản của nội cho nên muốn lấy lại vậy có đúng hay không? Phần tiền bán nhà sẽ được phân chia như thế nào?
Gửi bởi: Nguyễn Phương Anh
Trả lời có tính chất tham khảo
Khoản 1 Điều 27 của Luật Hôn nhân và gia đình quy định: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏathuận là tài sản chung”.
Do vậy, 10 cây vàng do nhà ngoại tặng cho và 9,5 cây vàng nhà nội cho bố mẹ bạn là tài sản chung của bố mẹ bạn. Theo quy định tại Điều 466 của Bộ luật Dân sự thì Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực khi bên được tặng cho nhận tài sản. Bà nội bạn không thể đòi lại tài sản đã cho bố mẹ bạn.
Tài sản khi ly hôn, trong đó có tiền bán nhà sẽ được chia theo các nguyên tắc được quy định tại Điều 95 của Luật Hôn nhân và gia đình:
“1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏathuận; nếu không thỏathuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.
2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghềnghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch”.
Các văn bản liên quan:
Bộ luật 33/2005/QH11 Dân sự
Luật 22/2000/QH10 Hôn nhân và gia đình
Trả lời bởi: Chuyên viên pháp lý – Vụ Các vấn đề chung về XDPL