Làm thế nào khi con cái thường xuyên gây chuyện với bố mẹ

Làm thế nào khi con cái thường xuyên gây chuyện với bố mẹ

Anh trai tôi là anh cả trong gia đình nhưng không biết yêu thương anh em và không có hiếu với cha mẹ. Anh trai tôi lập gia đình và có hai con. Khi hai người ly hôn thì không ai nuôi con; bố mẹ tôi phải chăm sóc, nuôi dưỡng các cháu đã gần 10 năm và anh tôi không hề chu cấp lo cho con. Anh trai tôi không biết ơn vì điều đó mà cứ thường xuyên uống rượu say rồi về nhà bố mẹ tôi la lối, quậy phá từ tối đến sáng (mặc dù anh đã có nhà riêng). Gia đình tôi nên làm cách nào để anh trai tôi không về nhà gây chuyện với bố mẹ nữa.

Gửi bởi: Hương Thủy

Trả lời có tính chất tham khảo

Hành vi của anh trai bạn có dấu hiệu vi phạm các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, trái đạo đức xã hội. Trước hết, anh bạn vi phạm nghĩa vụ của người cha đối với các con. Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình đã quy định:

– Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

– Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Bên cạnh đó, anh trai bạn còn vi phạm nghĩa vụ của người con đối với cha mẹ theo quy định tại Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình, cụ thể như sau:

– Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

– Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

– Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ.

Trước những hành vi vi phạm pháp luật và trái đạo đức xã hội của anh trai bạn, gia đình bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

(i) Gửi đơn đến tòa án để yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên theo Điều 42 Luật Hôn nhân và gia đình (nếu các cháu của bạn (con của anh trai) là người chưa thành niên). Hậu quả pháp lý của việc hạn chế quyền đối với con chưa thành niên được quy định tại 43 Luật Hôn nhân và gia đình.

(ii) Khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật trong quan hệ hôn nhân và gia đình của anh trai bạn. Theo Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình thì: Người nào hành hạ, ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và các thành viên khác trong gia đình; lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi; không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ giám hộ hoặc có các hành vi khác vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Theo đó, gia đình bạn có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành vi của anh trai bạn theo quy định của pháp luật.

Các văn bản liên quan:

Luật 22/2000/QH10 Hôn nhân và gia đình

Trả lời bởi: CTV3

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com